Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 10 – Bài 23: Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở vi sinh vật giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 23 trang 92:

– Bình đựng nước thịt và bình đựng nước đường để lâu ngày, khi mở nắp có mùi giống nhau không? Vì sao?

– Em hãy kể những thực phẩm được sản xuất bằng cách sử dụng vi sinh vật phân giải protein

– Theo em thì trong làm tương và làm nước mắm, người ta có sử dụng cùng 1 loại vi sinh vật hay không? Đạm trong tương và trong nước mắm từ đâu ra?

Trả lời:

– Mùi của 2 bình này khác nhau, bình nước thịt có mùi thối, bình nước đường có mùi chua là vì bình nước thịt xảy ra quá trình lên men thối tạo ra các khí NH3; H2S… còn bình nước đường diễn ra quá trình lên men rượu tạo khí CO2

– Một số sản phẩm từ quá trình phân giải protein là: mắm, tương, nước chấm…

– Trong làm nước mắm và làm tương, người ta không sử dụng 1 loại vi sinh vật vì làm nước mắm sử dụng protein của động vật còn làm tương sử dụng protein của thực vật.

Trả lời câu hỏi Sinh 10 Bài 23 trang 93: Em hãy kể những thực phẩm đã sử dụng vi khuẩn lên men lactic.

Trả lời:

Sữa chua, nem chua, dưa muối, …

Câu 1 trang 94 Sinh học 10: Vi khuẩn lam tổng hợp protein của mình từ nguồn cacbon và nito ở đâu? Kiểu dinh dưỡng của chúng là gì?

Trả lời:

Vi khuẩn lam tổng hợp protein cho mình bằng sử dụng nguồn cacbon do qúa trình quang tự dưỡng, sử dụng diệp lục a là chính. Nguồn nito là nitrogenaza cố định nito phân tử diễn ra chủ trong tế bào dị hình.

Câu 2 trang 94 Sinh học 10: Điền sự sai khác của hai quá trình lên men vào bảng sau:(SGK)

Trả lời:

Đặc điểm Lên men lactic Lên men rượu
Loại vi sinh vật Vi khuẩn lactic đồng hình và dị hình Nấm men rượu, ngoài ra có thể có một số nấm mốc và vi khuẩn
Sản phẩm – Lên men đồng hình: axit lactic
– Lên men dị hình: axit lactic CO2 êtilic và axit hữu cơ
– Nấm men: rượu êtilic, CO2.
– Vi khuẩn, nấm mốc: rượu, CO2, các chất hữu cơ khác
Nhận biết Có mùi chua Có mùi rượu

Câu 3 trang 94 Sinh học 10: Tại sao khi để quả vải chín 3 – 4 ngày có mùi chua?

Trả lời:

Để quả vải chín 3 – 4 ngày sẽ có vị chua vì dịch quả vải chứa rất nhiều đường. Ở vỏ quả nấm men xâm nhập vào trong quả và xảy ra quá trình lên men, chúng chuyển hóa đường thành rượu và từ rượu thành axit (có mùi chua).

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 906

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống