Chương 1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 11 – Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 19 trang 82: Nghiên cứu bảng 19.1 và trả lời các câu hỏi dưới đây:

– Cho biết mối liên quan giữa nhịp tim với khối lượng cơ thể.

– Tại sao có sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật?

Lời giải:

– Quan sát bảng 19.1 ta thầy: những loài động vật có khối lượng càng lớn thì nhịp tim càng chậm và người lại (hay nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể).

– Sự khác nhau về nhịp tim ở các loài động vật này do: những loài động vật có kích thước càng nhỏ thì tốc độ trao đổi chất và năng lượng càng nhanh do đó nhu cầu oxi cao và ngược lại.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 19 trang 83:

– Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm?

– Tại sao khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm?

Lời giải:

– Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm do: Khi tim đập nhanh và mạnh làm đẩy một lượng lớn máu vào động mạch đồng thời tạo một áp lực lớn tác dụng lên thành mạch làm huyết áp tăng. Ngược lại, khi tam đập chậm và yếu đẩy một lượng máu ít hơn vào động mạch, đồng thời tạo một áp lực yếu hơn tác động vào thành mạch làm huyết áp giảm.

– Khi cơ thể mất máu thì huyết áp giảm vì khối lượng máu giảm lám áp lực máu lên thành mạch giảm.

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 19 trang 84: Nghiên cứu hình 19.3 và bảng 19.2, sau đó mô tả sự biến động của huyết áp trong hệ mạch và giải thích tại sao có sự biến động đó (dựa vào ma sát của dịch lỏng chảy trong ống)

Lời giải:

Trong suốt chiều dài của hệ mạch (từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch) có sự biến động về huyết áp: huyết áp giảm dần từ động mạch đến tĩnh mạch.

– Càng xa tim thì huyết áo càng giảm, do lực đẩy của tim và lực ma sát của máu giảm

Trả lời câu hỏi Sinh 11 Bài 19 trang 84: Quan sát hình 19.4, sau đó trả lời các câu hỏi sau:

– Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch?

– So sánh tổng tiết diện của các loại mạch.

– Cho biết mối liên quan giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch.

Lời giải:

– Vận tốc máu trong hệ mạch giảm dần từ động mạch chủ đến tiếu động mạch, thấp nhất trong mao mạch và tăng dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ.

– So sánh tổng tiết diện của các loại mạch: Tiết diện là diện tích mặt cắt của một mạch thuộc loại mạch nào đó, còn tổng tiết diện là tổng diện tích của tất cả mạch thuộc loại mạch đó. Trong hệ thống mạch, tổng tiết diện tăng dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch, Tổng tiết diện lớn nhất là mao mạch. Trong hệ thống tĩnh mạch tổng tiết diện giảm dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ.

– Mối quan hệ giữa vận tốc máu và tổng tiết diện mạch: Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện mạch. Tổng tiết diện càng lớn thì tốc độ máu càng giảm và người lại tổng tiết diện càng nhỏ thì tốc độ máu càng nhanh.

Bài 1 (trang 85 SGK Sinh 11): Tại sao tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng?

Lời giải:

     Tim tách rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng trong dung dịch sinh lí một khoảng thời gian nhất định là nhờ có hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim là tập hợp sợi đặc biệt có trong thành tim, bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin.

     Cơ chế: Cứ sau một khoảng thời gian nhất định nút xoang nhĩ lại tự phát xung điện. Xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau đó lan đến nút nhĩ thất, đến bó His rồi theo mạng Puôckin lan ra khắp cơ tâm thất làm tâm thất co.

Bài 2 (trang 85 SGK Sinh 11): Vẽ và chú thích hệ dẫn truyền tim.

Lời giải:

Bài 3 (trang 85 SGK Sinh 11): Tại sao huyết áp lại giảm dần trong hệ mạch?

Lời giải:

   Huyết áp giảm dần trong hệ mạch do: máu từ tim vào động mạch với một áp lực lớn nhờ sự co bóp đẩy máu của tim. Áp suất của máu lên động mạch chủ là lớn nhất do toàn bộ lượng máu từ tim chỉ được dồn vào một động mạch chủ. Từ động mạch chủ sẽ phân ra các động mạch lớn rồi phân ra các tiểu động mạch và tới các mao mạch sau đó tới tiểu tĩnh mạch và tĩnh mạch chủ. Khi máu từ một mạch lớn được phân vào các mạch nhỏ hơn thì áp lực của máu lên thành mạch sẽ giảm dần (huyết áp giảm dần).

Bài 4 (trang 85 SGK Sinh 11): Giải thích sự biến đổi tốc độ máu trong hệ mạch.

Lời giải:

      – Sự biến đổi tốc độ máu trong hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và sự chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.

      – Tốc độ máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của mạch. Tổng tiết diện của mạch càng lớn thì tốc độ chảy của máu càng nhỏ. Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện tăng dần nên tôc độ máu giảm dần. Mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất nên máu chảy với tốc độ chậm nhất. Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện giảm dần nên tốc độ máu tăng dần.

      – Hai đầu mạch có áp suất chênh lệch. Khu vực tiếp giáp của một mạch với mạch có tiết diện lớn hơn hoặc nhỏ hơn gọi là hai đầu mạch. Ở đây, do sự tập trung hoặc sự phân tách của dòng máu sẽ tạo nên sự chênh lệch áp suất so với dòng máu trong mạch. Do vậy nên có tác động lên tốc độ máu.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1084

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống