Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
- Giải Sinh Học Lớp 11
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 11
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 11
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 11 Nâng Cao
Giải Bài Tập Sinh Học 11 – Bài 28: Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 28 trang 110: Hãy trình bày cơ chế hình thành điện thế nghỉ (điện thế màng).
Lời giải:
– Khi tế bào thần kinh không bị kích thích, các ion phân bố không đều giữa hai bên màng tế bào. Nồng độ K+ trong tế bào nhiều hơn ngoài tế bào khoảng 30 lần. Nồng độ Na+ ngoài tế bào nhiều hơn trong tế bào khoảng 10 lần. K+ có xu hướng ra khỏi tế bào. Na+ có xu hướng vào tế bào.
– Tuy nhiên, tính thấm của màng cao đối với K+, cho phép kênh K+ mở để K+ đi ra trong khi kênh Na+ vẫn đóng. Khi K+ đi ra mang theo điện tích dương (+) và các anion (-) bị giữ lại bên trong màng đã tạo nên lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu, nên K+cũng không thể đi ra một cách dễ dàng và cũng không thể đi xa khỏi màng mà nằm ngay sát phía mặt ngoài màng, dẫn đến mặt ngoài màng tích điện dương, mặt trong âm nên duy trì được tính ổn định tương đối của điện thế nghỉ.
Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 28 trang 111: So sánh sựlan truyền xung thần kinh trong sợi thần kinh có và không có bao miêlin.
Lời giải:
– Trên sợi thần kinh không có bao myelin, điện thế hoạt động lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên. Tốc độ chậm.
– Trên sợi thần kinh có bao myelin, điện thế hoạt động lan truyền theo cách nhảy cóc, từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác kề bên. Tốc độ nhanh.
Bài 1 trang 112 sgk Sinh học 11 nâng cao: Điện thế nghỉ là gì? Sự hình thành như thế nào?
Lời giải:
– Điện thế nghỉ là sự chênh lệch hiệu điện thế giữa 2 bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía bên trong màng mang điện âm so với bên ngoài màng điện dương.
– Điện thế nghỉ hình thành chủ yếu do 3 yếu tố sau:
+ Sự phân bố ion ở hai bên màng tế bào và sự di chuyển của các ion qua màng tế bào
+ Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion
+ Bơm Na – K
– Khi tế bào thần kinh không bị kích thích, các ion phân bố không đều giữa hai bên màng tế bào Nồng độ K+ trong tế bào nhiều hơn ngoài tế bào khoảng 30 lần. Nồng độ Na+ ngoài tế bào nhiều hơn trong tế bào khoảng 10 lần. K+ có xu hướng ra khỏi tế bào. Na+ có xu hướng vào tế bào.
– Tuy nhiên, tính thấm của màng cao đối với K+, cho phép kênh K+ mở để K+ đi ra trong khi kênh Na+ vẫn đóng. Khi K+ đi ra mang theo điện tích dương (+) và các anion (-) bị giữ lại bên trong màng đã tạo nên lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu, nên K+cũng không thể đi ra một cách (và cũng không thể đi xa khỏi màng mà nằm ngay sát phía mặt ngoài màng, dẫn đến mặt ngoài màng tích điện dương, mặt trong âm nên duy trì được tính ổn định tương đối của điện thế nghỉ.
Bài 2 trang 112 sgk Sinh học 11 nâng cao: Điện thế hoạt động được hình thành trải qua các giai đoạn:
Lời giải:
A. Phân cực, đảo cưc, tái phân cực.
B. Phân cực, mất phân cực, tái phân cực.
C. Mất phân cực, đảo cực, tái phân cực.
D. Phân cực, mất phân cực, đảo cực, tái phân cực.
Đáp án: C
Bài 3 trang 112 sgk Sinh học 11 nâng cao: Sự truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin khác với không có bao miêlin như thế nào?
Lời giải:
– Trên sợi thần kinh không có bao myelin, điện thế hoạt động lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên. Tốc độ chậm.
– Trên sợi thần kinh có bao myelin, điện thế hoạt động lan truyền theo cách nhảy cóc, từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác kề bên. Tốc độ nhanh.