Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
- Giải Sinh Học Lớp 11
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 11
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 11
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 11 Nâng Cao
Giải Bài Tập Sinh Học 11 – Bài 31: Tập tính (tiếp theo) (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 31 trang 119: Hãy nêu ví dụ một số tập tính kiếm ăn, săn mồi ở động vật.
Lời giải:
– Báo gấm tha mồi vừa vồ được
– Tinh tinh dùng que để bắt mồi
– Rái cá biển đập vỏ sò lấy thức ăn.
Trả lời câu hỏi Sinh 11 nâng cao Bài 31 trang 120: Hãy nêu một số tập tính liên quan đến sinh sản ở động vật.
Lời giải:
– Tập tính quyến rũ con cái bằng màu sắc lông rực rỡ của công đực.
– Tập tính bảo vệ con non của chim đại bàng.
– Tập tính bảo vệ và ấp trứng ở chim cánh cụt đực.
Bài 1 trang 120 sgk Sinh học 11 nâng cao: Trình bày một số ví dụ về tập tính kiếm ăn – săn mồi của động vật.
Lời giải:
– Ong bắp cày ký sinh và tấn công nhiều loài rệp vừng.
– Con sư tử cái tấn công đàn ngựa vằn.
– Báo tấn công linh trưởng.
– Chim bắt sâu
Bài 2 trang 120 sgk Sinh học 11 nâng cao: Tìm và phân tích một số ví dụ về tập tính sinh sản của động vật.
Lời giải:
Phần lớn các tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng. Bao gồm nhiều pha hoạt động kế tiếp nhau, thể hiện dưới dạng một chuỗi phản xạ.
Ví dụ: Chim điêu chân xanh sống ở các bờ biển phía Tây thuộc Trung và Nam Mỹ. Đôi chân màu xanh dương giúp chim điêu che chở con, giữ ấm cơ thể trong mùa đông và tìm kiếm bạn tình trong mùa sinh sản.Những chú chim điêu chân xanh quyến rũ chim mái bằng chính đôi chân đặc biệt của chúng. Khi gặp đối tượng, chú chim trống sẽ cố xòe rộng bàn chân xanh thông qua một vũ điệu lôi cuốn. Màu xanh ở chân càng đậm, mức độ hấp dẫn của chim trống càng cao.Nếu chim mái hài lòng với màn trình diễn và thích bàn chân xanh ấn tượng của chim điêu trống, cô nàng sẽ cùng tham gia điệu nhảy. Khi đó, cặp đôi sẽ trình diễn màn khiêu vũ đôi ấn tượng.
Bài 3 trang 120 sgk Sinh học 11 nâng cao: Phân tích ý nghĩa của tập tính bảo vệ lãnh thổ.
Lời giải:
– Chiếm giữ và bảo vệ lãnh thổ là một biểu hiện tập tính quan trọng ở giới Động vật, từ các động vật bậc thấp đến các nhóm động vật bậc cao.
– Giúp chúng giữ gìn nguồn thức ăn và nơi ở.
– Là cơ hội để lựa chọn bạn tình (không phải mọi vùng lãnh thổ đều như nhau). Con cái thường chọn những con đực chiếm giữ vùng lãnh thổ tốt nhất
→Có nhiều cơ hội sinh con hơn và tung vào quần thể nguồn gen tốt để duy trì và phát triển nòi giống
Bài 4 trang 120 sgk Sinh học 11 nâng cao: Nêu rõ nguyên nhân dẫn tới tập tính di cư của một số loài chim.
Lời giải:
Nguyên nhân chính của hiện tượng này do: mùa đông ở phương bắc giá lạnh, thiếu thức ăn, chim không sống nổi nên phải di cư.