Chương 3: Hệ sinh thái sinh quyển và bảo vệ môi trường

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 12 – Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 45 trang 202: Hãy giải thích vì sao năng lượng truyền lên các bậc dinh dưỡng càng cao thì càng nhỏ dần.

Lời giải:

Trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm do một phần năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều cách: hô hấp, chất thải và các bộ phận rơi rụng.

Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 45 trang 202: Quan sát hình 43.1 (hình lưới thức ăn trong bài 43) và cho biết:

– Các sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái đó?

– Những sinh vật nào đóng vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng? Nêu vai trò của vi khuẩn và nấm trong việc truyền năng lượng ở hệ sinh thái đó.

– Nêu tóm tắt con đường truyền năng lượng trong hệ sinh thái đó.

Lời giải:

– Các sinh vật sản xuất trong hệ sinh thái đó: Cây rẻ, cây thông.

– Những sinh vật nào đóng vai trò quan trọng trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là sinh vật sản xuất.

– Vai trò của vi khuẩn và nấm: là các sinh vật phân giải, chúng phân giải xác chết và chất thải thành các chất vô cơ.

– Con đường truyền năng năng lượng trong hệ sinh thái: Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đi vào hệ sinh thái thông qua hoạt động quang hợp của cây dẻ và cây thông, sau đó được truyền qua các sinh vật tiêu thụ (sóc, trăn, diều hâu, xén tóc, chim gõ kiến, thằn lằn) trong chuỗi thức ăn, chỉ có 10% năng lượng từ các bậc dinh dưỡng thấp được truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn, 90% năng lượng mất đi do hoạt động hô hấp, chất thải, các bộ phận rơi rụng. Nhờ hoạt động phân giải của sinh vật phân giải (vi khuẩn và nấm) năng lượng được trả lại cho môi trường.

Bài 1 (trang 203 SGK Sinh học 12): Ánh sáng mặt trời có vai trò như thế nào đối với hệ sinh thái? Cho ví dụ về việc điều chỉnh các kĩ thuật nuôi trồng phù hợp với điều kiện ánh sáng để nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng.

Lời giải:

  Vai trò của ánh sáng đối với hệ sinh thái:

      Tất cả sinh vật trên Trái Đất đều sống nhờ vào năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Thực vật thu nhận năng lượng ánh sáng mặt trời một cách trực tiếp qua quang hợp. Một phần năng lượng tích tụ trong sinh vật sản xuất được động vật ăn thực vật sử dụng và theo trình tự năng lượng được chuyển lên các bậc dinh dưỡng tiếp theo. Như vậy, năng lượng trong hệ sinh thái được khởi đầu từ năng lượng mặt trời thông qua quang hợp của cây xanh.

      Ví dụ, trong chăn nuôi người ta cung cấp thêm ánh sáng để thay đổi chu kì sinh học ép gà ăn nhiều, tăng khối lượng hay thắp sáng kích thích thời gian nở hoa thanh long sớm hơn…

Bài 2 (trang 203 SGK Sinh học 12): Những nguyên nhân chính nào gây ra thất thoát năng lượng trong hệ sinh thái?

Lời giải:

 Những nguyên nhân chính gây ra thất thoát năng lượng trong hệ sinh thái:

   * Năng lượng tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt ở mỗi bậc dinh dưỡng.

   * Năng lượng mất qua chất thải (thải qua bài tiết, phân, thức ăn thừa…hoặc năng lượng mất qua rơi rụng như rụng lá ở thực vật, rụng lông, lột xác của động vật,… ) ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Bài 3 (trang 203 SGK Sinh học 12): Hãy giải thích vì sao chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài, quá 6 mắt xích.

Lời giải:

    Chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái không thể kéo dài quá 6 mắt xích do:

    Năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều cách ở mỗi bậc dinh dưỡng:

      – Năng lượng mất qua hô hấp, tạo nhiệt ở mỗi bậc dinh dưỡng.

      – Năng lượng mất qua chất thải (thải qua bài tiết, phân, thức ăn thừa… hoặc năng lượng mất qua rơi rụng lá ở thực vật, rụng lông, lột xác của động vật,..) ở mỗi bậc dinh dưỡng.

      – Năng lượng truyền lên bậc cao hơn chỉ khoảng 10% không còn đủ duy trì một mắt xích.

Bài 4 (trang 203 SGK Sinh học 12): Hãy mô tả lại dòng năng lượng trong hệ sinh thái được minh hoạ trong hình 45.4

Hình 45.4. Sơ đồ minh họa dòng năng lượng trong một hệ sinh thái đồng cỏ

Lời giải:

  Dòng năng lượng trong hệ sinh thái, minh học trong hình 45.4 SGK

      – Sinh vật quang hợp (phần lớn năng lượng tiêu hao qua hô hấp, rụng lá cây).

      – Động vật ăn thực vật (phần lớn năng lượng tiêu hao qua hô hấp của động vật, bài tiết, thải qua phân,…).

      – Sinh vật tiêu thụ bậc 2 (một phần năng lượng tiêu hoa qua hô hấp của động vật, bài tiết, thải qua phân…).

      – Sinh vật tiêu thụ bậc 3 (một phần năng lượng tiêu hao qua hô hấp của động vật, bài biết, thải qua phân…).

      – Ở tất cả các bậc dinh dưỡng, các sản phẩm hữu cơ như các sinh vật chết, lá cây rụng và phân,… sinh vật phân giải phân hủy thành các chất vô cơ.

Bài 5 (trang 203 SGK Sinh học 12): Hãy chọn phương án trả lời đúng: Quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã cho chúng ta biết:

    a) Sự phụ thuộc về thức ăn của động vật và thực vật.

    b) Sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng và của quần xã.

    c) Mức độ gần gũi giữa các loài trong quần xã.

    d) Dòng năng lượng trong quần xã.

Lời giải:

    Đáp án: d.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1120

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống