Chương 2: Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 12 – Bài 36: Thuyết tiến hóa hiện đại (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 12 nâng cao Bài 36 trang 146: Vì sao chỉ quần thể mới thỏa mãn 3 điều kiện trên?

Lời giải:

Vì:

– Mỗi quần thể là một tổ chức cơ sở của loài, có lịch sử phát sinh, phát triển riêng. Mỗi quần thể gồm những cá thể có kiểu gen khác nhau, giao phối tự do với nhau.

– Trong quần thể có các mỗi quan hệ giữa bố mẹ và con, giữa con đực và con cái. Mối quan hệ này làm cho quần thể giao phối thực sự là một tổ chức tự nhiên, một đơn vị sinh sản.

– Quần thể là nơi diễn ra quá trình tiến hóa nhỏ.

Trả lời câu hỏi Sinh 12 nâng cao Bài 36 trang 147: Thuyết tiến hóa bằng các đột biến trung tính có phủ nhận thuyết tiến hóa bằng con đường chọn lọc tự nhiên không?

Lời giải:

– Thuyết tiến hóa bằng các đột biến trung tính không phủ nhận thuyết tiến hóa bằng con đường chọn lọc tự nhiên mà chỉ bổ sung cho quan điểm tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên.

– Thuyết tiến hóa bằng các đột biến trung tính đặc biệt nhấn mạnh cơ chế tiến hóa ở cấp độ phân tử mà quan điểm tiến hóa bằng chọn lọc tự nhiên không giải thích được.

Bài 1 trang 148 sgk Sinh học 12 nâng cao: Sự ra đời thuyết tiến hóa tổng hợp dựa trên cơ sở nào?

Lời giải:

– Từ sự khái quát hóa phát hiện của tế bào học về tính đặc trưng và ổn định của bộ NST ở mỗi loài. Waysman đã xây dựng giả thuyết chất di truyền độc lập với ngoại cảnh và phản đối quan niệm của Lamac về sự di truyền các đặc tính thu được.

– Từ sự phát hiện tính chất vô hướng của đột biến, ĐơVri (1901) cho rằng đột biến là loại biến dị gián đoạn, di truyền được, phát sinh do những nguyên nhân nội tại, không liên quan với ngoại cảnh.

– Khi nghiên cứu tác dụng của chọn lọc trong dòng thuần Giohanxơn đã rút ra kết luận khái quát sai lầm rằng chọn lọc tự nhiên không có vai trò sáng tạo.

– Sự hình thành thuyết tiến hóa tổng hợp được đánh dấu bằng ba cuốn sách chủ yếu và một hội nghị: “Di truyền học và nguồn gốc các loài”, “Nhịp độ và phương thức tiến hóa”, “Phân loại học và nguồn gốc các loài” và hội nghị về phát triển của thuyết tổng hợp ở Princeton (1947) nhằm thống nhất giữa các ngành sinh học theo tư tưởng quần thể và quyết định cho ra tạp chí “Tiến hóa”.

– Từ những năm 30 – 50 của thế kỉ 20 thuyết tiến hóa tổng hợp được hình thành dựa trên nhiều lĩnh vực: phân loại học, cổ sinh vật học, sinh thái học, học thuyết về sinh quyển, di truyền học quần thể. Thuyết tiến hóa tổng hợp đã làm sáng tỏ cơ chế tiến hóa.

Bài 2 trang 148 sgk Sinh học 12 nâng cao: Phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.

Lời giải:

Tiến hóa nhỏ Tiến hóa lớn
Nội dung Là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể gốc đưa đến hình thành loài mới. Là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp, ngành.
Quy mô, thời gian Phạm vi phân bố tương đối hẹp, thời gian lịch sử tương đối ngắn. Quy mô rộng lớn, thời gian địa chất rất dài.
Phương thức nghiên cứu Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm. Chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp bằng các bằng chứng tiến hóa.

Bài 3 trang 148 sgk Sinh học 12 nâng cao: Vì sao quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở?

Lời giải:

Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở vì:

– Quần thể là đơn vị tồn tại, đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên.

– Quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình.

– Quần thể có cấu trúc di truyền ổn định, cách li tương đối với các quần thể khác trong loài.

– Quần thể có khả năng biến đổi vốn gen dưới tác dụng của các nhân tố tiến hóa.

Bài 4 trang 148 sgk Sinh học 12 nâng cao: Nêu luận điểm cơ bản trong thuyết tiến hóa bằng những đột biến trung tính của Kimura. Thuyết này có phủ nhận thuyết tiến hóa bằng con đường chọn lọc tự nhiên không?

Lời giải:

– Luận điểm cơ bản trong thuyết tiến hóa bằng những đột biến trung tính của Kimura:

   + Đa số đột biến ở cấp độ phân tử là các đột biến trung tính.

   + Sự tiến hóa diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính không liên quan với tác dụng tích lũy của chọn lọc tự nhiên.

   + Sự đa dạng trong cấu trúc của các đại phân tử prôtêin được xác minh bằng phương pháp điện di có liên quan đến sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính, khó có thể giải thích bằng tác dụng định hướng của chọn lọc tự nhiên.

   + Sự đa hình cân bằng trong quần thể đã chứng minh cho quá trình củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính.

   + Trong sự đa hình cân bằng, không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác, mà là sự ưu thế duy trì thể dị hợp về một hoặc một số cặp alen nào đó.

– Thuyết tiến hóa bằng những đột biến trung tính của Kimura đề cập tới sự tiến hóa ở cấp phân tử và chỉ bổ sung cho thuyết tiến hóa bằng con đường tự nhiên.

Bài 5 trang 148 sgk Sinh học 12 nâng cao: Hãy chọn phương án trả lời đúng. Đặc điểm nào sau đây không đúng với tiến hóa nhỏ?

A. Diễn ra trong phạm vi của loài, với quy mô nhỏ.

B. Diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn.

C. Có thể nghiên cứu bằng thực ngiệm.

D. Diễn ra trong thời gian lịch sử rất lâu dài.

Lời giải:

Đáp án D

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1102

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống