Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
- Giải Sinh Học Lớp 12
- Giải Sinh Học Lớp 12 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 12
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 12
Giải Bài Tập Sinh Học 12 – Bài 47: Môi trường và các nhân tố sinh thái (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 12 nâng cao Bài 47 trang 196: Theo đặc tính tác động, nhân tố vô sinh thuộc những dạng nào?
Lời giải:
Nhân tố vô sinh bao gồm các yếu tố không sống như khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió…), thổ nhưỡng, địa hình.
Trả lời câu hỏi Sinh 12 nâng cao Bài 47 trang 197: Quan sát hình 47.1, hãy giải thích sự khác nhau về sức sống của sinh vật ở các khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu theo nhân tố nhiệt độ.
Lời giải:
– Loài có giới hạn sinh thái về nhiệt độ trong khoảng 7,5°C – 32°C. Trong giới hạn này sinh vật tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
– Nhiệt độ cực thuận từ 18°C – 26°C. Ở khoảng nhiệt độ này, sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt.
– Hai khoảng chống chịu là: 7,5°C – 18°C và 26°C – 32°C. Ở khoảng này, sinh vật sinh trưởng, phát triển kém.
– Điểm giới hạn dưới 7,5°C và điểm giới hạn trên 32°C: là điểm nhiệt độ thấp nhất và cao nhất mà sinh vật có thể tồn tại, vượt qua điểm này sinh vật sẽ chết.
Bài 1 trang 197 sgk Sinh học 12 nâng cao: Thế nào là môi trường? Có mấy loại môi trường?
Lời giải:
– Môi trường là phần không gian bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.
– Có 4 loại môi trường:
+ Môi trường đất: gồm các lớp đất.
+ Môi trường trên cạn: gồm mặt đất và lớp khí quyển gần mặt đất.
+ Môi trường nước: gồm vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn.
+ Môi trường sinh vật: gồm thực vật, động vật, con người.
Bài 2 trang 197 sgk Sinh học 12 nâng cao: Thế nào là giới hạn sinh thái? Khoảng thuận lợi và các khoảng chống chịu của một nhân tố sinh thái là gì?
Lời giải:
– Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái, ở đó cơ thể sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
– Khoảng thuận lợi: là khoảng cực thuận cho sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật.
– Khoảng chống chịu: trong khoảng chống chịu sinh vật vẫn tồn tại được, tuy nhiên sức sống bị giảm sút, sinh trưởng và phát triển kém, vượt qua khoảng này sinh vật sẽ chết.
– Điểm giới hạn dưới: điểm thấp nhất mà sinh vật có thể tồn tại, vượt qua điểm này sinh vật sẽ chết.
– Điểm giới hạn trên: điểm cao nhất mà sinh vật có thể tồn tại, vượt qua điểm này sinh vật sẽ chết.
Bài 3 trang 197 sgk Sinh học 12 nâng cao: Hãy cho biết khái niệm về nơi ở và ổ sinh thái.
Lời giải:
– Nơi ở: là địa điểm cư trú của các loài.
– Ổ sinh thái: là một không gian sinh thái được hình thành bởi tổ hợp các giới hạn sinh thái (hay không gian đa diện) mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển ổn định lâu dài của loài.
Bài 4 trang 197 sgk Sinh học 12 nâng cao: Chọn phương án trả lời đúng. Trước đây, đàn voi ở rừng Tánh Linh ban đêm hay xuống làng bản phá hoại hoa màu, có khi quật chết cả người. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do
A. voi ưa hoạt động, thích lang thang đây đó.
B. tính khí voi dữ dằn, hay tìm đến làng bản quậy phá.
C. tìm thức ăn là ngô bắp và nước uống trên nương rẫy, làng bản.
D. rừng, nơi sinh sống của voi bị thu hẹp quá mức.
Lời giải:
Đáp án D
Bài thu hoạch
Từ kết quả đo đạc và từ số liệu “quan trắc” hiện tượng xung quanh, mỗi nhóm viết bản thu hoạch theo mẫu dưới và đại diện nhóm trình bày trước lớp, có thảo luận và trao đổi dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Nếu tài liệu của các nhóm làm ở các địa điểm xa nhau trong khu vực rộng được tập hợp lại một báo cáo rất hay.
Báo cáo kết quả quan sát và nhận xét về vi khí hậu của… (vị trí khảo sát, vào giờ…, ngày… tháng…năm…)
Nhóm HS | Địa điểm | Nhiệt độ (°C) | Độ ẩm (%) | Các quan sát khác | Các nhận xét |
---|---|---|---|---|---|
A |
– Dưới mặt đất – Tại độ cao 2m |
Số liệu từ nhiệt kế | Số liệu từ ẩm kế | Trời nắng, nhiều mây, đứng gió… | Đánh giá xem nhiệt độ và độ ẩm ở mặt đất và trên cao 2m giống nhau hay khác nhau? Giải thích. |
B |
– Dưới mặt đất – Tại độ cao 2m |
||||
C |
– Dưới mặt đất – Tại độ cao 2m |
(Học sinh ghi những số liệu đã quan sát được trong thực tế)