Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
- Giải Sinh Học Lớp 12
- Giải Sinh Học Lớp 12 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 12
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 12
Giải Bài Tập Sinh Học 12 – Bài 58: Diễn thế sinh thái (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 12 nâng cao Bài 58 trang 241: Quan sát hình 58.2, hãy chỉ ra quá trình biến đổi của nền đáy, mực nước và sự thay thế của các quần xã sinh vật.
Lời giải:
– Đầu tiên, mực nước trong hồ sâu, có cá, các loài động thực vật nổi trong tầng nước, rêu.
– Khi đáy hồ nông dần, mức nước cạn, cây thân thảo xâm lấn lòng hồ, nhiều loài động vật lớn mất dần chỉ còn ít loài có kích thước nhỏ chịu được hàm lượng oxi thấp và dao động.
– Khi hồ cạn, những loài trên cạn mọc lên thay thế cho các cây thủy sinh, động vật trên cạn đến sinh sống.
Bài 1 trang 243 sgk Sinh học 12 nâng cao: Hãy cho biết khái niệm về diễn thế sinh thái.
Lời giải:
Diễn thế sinh thái là quá trình phát triển thay thế tuần tự của các quần xã sinh vật, từ dạng khởi đầu qua các giai đoạn trung gian để đến quần xã cuối cùng tương đối ổn định. Diễn thế thường là một quá trình định hướng, có thể dự báo được.
Bài 2 trang 243 sgk Sinh học 12 nâng cao: Những nguyên nhân nào dẫn đến diễn thế của quần xã sinh vật?
Lời giải:
Có 2 loại nguyên nhân chính gây ra diễn thế của quần xã:
– Nguyên nhân bên ngoài: liên quan đến các hiện tượng bất thường: bão, lụt, cháy, ô nhiễm hoặc các hoạt động vô ý thức của con người làm cho quần xã trẻ lại hoặc bị hủy hoại hoàn toàn, buộc quần xã phải khôi phục lại từ đầu.
– Nguyên nhân bên trong: là sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã. Trong điều kiện môi trường tương đối ổn định, nhóm loài ưu thế thường làm cho điều kiện môi trường biến đổi mạnh đến nỗi bất lợi cho chính mình, nhưng lại thuận lợi cho nhóm loài ưu thế khác có sức cạnh tranh cao hơn thay thế. Như vậy, những biến đổi của môi trường chỉ là nhân tố khởi động, còn quần xã sinh vật là động lực chính cho quá trình diễn thế.
Bài 3 trang 243 sgk Sinh học 12 nâng cao: Có mấy dạng diễn thế của quần xã? Hãy cho biết đặc trưng của mỗi dạng.
Lời giải:
Có hai dạng diễn thế chủ yếu:
– Diễn thế nguyên sinh (hay sơ cấp): xảy ra ở môi trường mà trước đó chưa hề có một quần xã nào.
– Diễn thế thứ sinh (hay thứ cấp): xảy ra trên môi trường mà trước đây từng tồn tại một quần xã, nhưng nay đã bị hủy dệt hoàn toàn.
Bài 4 trang 243 sgk Sinh học 12 nâng cao: Câu nào sau đây là sai khi nói về sự biến đổi của các chỉ số sinh thái trong quá trình diễn thế?
A. Sinh khối và tổng sản lượng tăng lên, sản lượng sơ cấp tinh giảm.
B. Số lượng loài giảm, nhưng số lượng cá thể của mỗi loài tăng.
C. Lưới thức ăn trở nên phức tạp, thức ăn mùn bã sinh vật ngày càng quan trọng và quan hệ giữa các loài càng trở nên căng thẳng.
D. Kích thước và tuổi thọ của các loài đều tăng lên.
Lời giải:
Đáp án C
Bài thu hoạch
Tính mức giàu có (hay độ phong phú) của loài cá mương bằng công thức:
Độ phong phú – (ni/N).100
Trong đó: ni: số lượng cá thể của loài i nào đó
N: tổng số cá thể của cả 3 loài thu được
Tính kích thước quần thể theo phương pháp đánh bắt – thả lại theo một cách đơn giản của biểu thức của Seber (1982):
Trong đó, N: số lượng cá thể của quần thể cần tính
M: số cá thể được đánh dấu ở lần thu mẫu đầu tiên
C: số cá thể bắt được ở lần lấy mẫu thứ 2
R: số cá thể đã đánh dấu bị bắt lại ở lần thứ 2.
(Kết quả thí nghiệm dựa vào số liệu thực tế)