Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
- Giải Sinh Học Lớp 12
- Giải Sinh Học Lớp 12 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 12
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 12
Giải Bài Tập Sinh Học 12 – Bài 63: Sinh quyển (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Bài 1 trang 263 sgk Sinh học 12 nâng cao: Hãy nêu định nghĩa về sinh quyển.
Lời giải:
Sinh quyển là tập hợp sinh vật và các nhân tố môi trường vô sinh trên Trái Đất hoạt động như một hệ sinh thái lớn nhất.
Bài 2 trang 263 sgk Sinh học 12 nâng cao: Giải thích thế nào là khu sinh học.
Lời giải:
Khu sinh học (biôm) là các hệ sinh thái rất lớn đặc trưng cho đất đai và khí hậu các vùng địa lí xác định.
– Điều kiện khí hậu với ba yếu tố chính: nhiệt độ, lượng mưa và chế độ chiếu sáng.
– Điều kiện đất đai thổ nhưỡng: độ màu mỡ của đất cao hay thấp, độ chua, mặn…
Bài 3 trang 263 sgk Sinh học 12 nâng cao: Hãy mô tả các đặc trưng của một trong các khu sinh học trên cạn mà em đã học.
Lời giải:
Các đặc trưng của khu sinh học: rừng ẩm thường xanh nhiệt đới:
– Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới tập trung ở vùng nhiệt đới xích đạo, nơi có nhiệt độ cao, lượng mưa trên 2250 mm.
– Diện tích rừng lớn nhất thuộc lưu vực sông Amaz ôn, Công Gô, Ấn Độ, Malaixia.
– Thảm thực vật phân tầng: nhiều cây cao, tán hẹp, cây dây leo thân gỗ, cây họ Lúa có kích thước lớn (tre, nứa…), nhiều cây có quả mọc quanh thân như (sung, mít…), nhiều cây sống bì sinh, kí sinh, khí sinh…
– Động vật lớn gồm voi, gấu, hổ, báo, trâu, bò rừng, hươu, nai, sơn dương, lợn rừng, trăn, rắn… Côn trùng rất đa dạng (bướm, ruồi, muỗi, vắt…).
Bài 4 trang 263 sgk Sinh học 12 nâng cao: Hãy chọn phương án trả lời đúng. Rừng lá rộng rụng theo mùa và rừng hỗn tạp phân bố ở
A. vùng Bắc Cực.
B. vùng nhiệt đới xích đạo.
C. vùng cận nhiệt đới.
D. vùng ôn đới Bắc Bán Cầu.
Lời giải:
Đáp án D
I. Hệ thống hóa kiến thức
II. Tự đánh giá
I. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản về cấu trúc và chức năng của hệ sống, sinh học tế bào
II. Sinh học vi sinh vật
III. Sinh học cơ thể đa bào, thực vật và động vật
IV. Sinh học quần thể. Quần xã. Hệ sinh thái