Chương 4: Hệ sinh thái, sinh quyển và sinh thái học với quản lí tài nguyên thiên nhiên

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 12 – Bài 66: Tổng kết toàn cấp (Nâng Cao) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Bài 1 trang 272 sgk Sinh học 12 nâng cao: Hãy lập bảng so sánh tế bào nhân sơ và nhân thực.

Bảng 66.1: So sánh tế bào nhân sơ và nhân thực

Cấu trúc Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
Màng sinh chất
Tế bào chất
Nhân

Lời giải:

Cấu trúc Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực
Màng sinh chất Màng lipôprôtêin theo mô hình khảm động. Màng lipôprôtêin theo mô hình khảm động.
Tế bào chất Chưa phân vùng, chưa có các bào quan phức tạp. Được phân vùng chứa nhiều bào quan phức tạp có chức năng khác nhau.
Nhân Chưa phân hóa: chỉ là thể nhân (nuclêôit) là phan tử ADN trần dạng vòng nằm trực tiếp trong tế bào chất. Phân hóa thành nhân tách khỏi tế bào chất bằng màng nhân. Nhân có cấu tạo phức tạp gồm NST (ADN có dạng thẳng liên kết với histon).

Bài 2 trang 272 sgk Sinh học 12 nâng cao: Cấu trúc và chức năng của tế bào nhân thực.

Bảng 66.2: So sánh tế bào thực vật và động vật

Cấu trúc Chức năng Tế bào thực vật Tế bào động vật
Thành tế bào
Màng sinh chất
Tế bào chất và bào quan
Nhân tế bào

Lời giải:

Cấu trúc Chức năng Tế bào thực vật Tế bào động vật
Thành tế bào Bảo vệ Thành xenlulôzơ Không có
Màng sinh chất Trao đổi chất giữa tế bào với môi trường Màng lipôprôtêin Màng lipôprôtêin

Tế bào chất và bào quan

– Mạng lưới nội chất

– Mạng lưới nội chất có hạt

– Bộ máy Gôngi

– Ti thể

– Lục lạp

– Trung tử

– Không bào

– Vi sợi, vi ống

– Chuyển hóa cacbonhiđrat, lipit

– Tổng hợp protein

– Đóng gói sản phẩm protein, glicoprotein

– Hô hấp hiếu khí

– Quang hợp

– Tạo sao phân bào

– Tạo sức trương, tích lũy các chất

– Nâng đỡ, vận động

– Có

– Có

– Có

– Có

– Có lục lạp (quang tự dưỡng)

– Không

– Có phổ biến

– Ít khi có

– Có

– Có

– Có

– Có

– Không có lục lạp (dị dưỡng)

– Có

– Ít khi có

– Phổ biến

Nhân tế bào

– Màng nhân

– NST

– Nhân con

– Bộ máy phân bào

– Trao đổi chất giữa nhân và tế bào chất

– Chứa thông tin di truyền

– Cung cấp riboxom

– Phân chia nhiễm sắc thể con về hai tế bào con

– Có

– Có

– Có thoi phân bào

– Phân tế bào chất bằng vách ngang

– Có

– Có

– Có thoi phân bào và sao phân bào

– Phân tế bào chất bằng eo thắt

Bài 1 trang 272 sgk Sinh học 12 nâng cao: Sơ lược về virut. Virut là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào. Hãy chứng minh.

Lời giải:

– Virut là dạng sống chưa có cấu tạo tế bào chưa phải là cơ thể sống, vì:

   + Virut không có cấu tạo tế bào nên không có bộ máy trao đổi chất và năng lượng riêng cho mình.

   + Virut chỉ thể hiện các chức năng sống như chuyển hóa vật chất năng lượng, sinh sản… trong tế bào vật chủ.

   + Virut không sống ở trạng thái tự do ngoài tế bào, chúng sẽ bị phân hủy trong môi trường tự do.

Bài 2 trang 272-273 sgk Sinh học 12 nâng cao: Sinh học vi khuẩn: Hoàn thành bảng liệt kê các đặc tính sinh học và ý nghĩa kinh tế của vi khuẩn.

Bảng 66.3: Đặc tính sinh học và ý nghĩa kinh tế của vi khuẩn

Đặc tính sinh học Ý nghĩa kinh tế Ví dụ
Phương thức dinh dưỡng
Sinh trưởng, phát triển
Sinh sản
Có lợi hoặc có hại

Lời giải:

Đặc tính sinh học Ý nghĩa kinh tế Ví dụ
Phương thức dinh dưỡng

– Hóa tự dưỡng

– Hóa dị dưỡng

– Quang tự dưỡng

– Quang dị dưỡng

– Vi khuẩn nitrat hóa

– E.coli

– Vi khuẩn lam

– Vi khuẩn tía

Sinh trưởng, phát triển

– Sinh trưởng nhanh, tăng nhanh số lượng tế bào trong quần thể theo đơn vị thời gian

– Vi khuẩn E.coli tăng gấp đôi số lượng tế bào qua 20 phút trong môi trường nuôi cấy liên tục

Sinh sản

– Phân đôi

– Nảy chồi và tạo bào tử

– E.coli

– Xạ khuẩn

Có lợi hoặc có hại

– Có lợi

– Có hại

– Sử dụng trong công nghiệp lên men, công nghiệp điều chế kháng sinh, vacxin …

– Gây bệnh cho cây trồng, vật nuôi và con người

– Sản xuất bia, rượu, sữa chua, tương, muỗi dưa cà…

– Virut gây bệnh khảm lá ở thuốc lá, cà chua. Virut HIV gây bệnh AIDS ở người. Vi khuẩn tả gây bệnh tả, vi khuẩn lao gây bệnh lao ở người.

Bài 1 trang 273 sgk Sinh học 12 nâng cao: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật. Hãy hoàn thành bảng sau.

Bảng 66.4: So sánh về phương thức chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật và động vật

Phương thức chuyển hóa Thực vật Động vật
Trao đổi nước và chất khoáng
Tiêu hóa
Vận chuyển, phân phối chất và bài tiết
Hô hấp
Quang hợp

Lời giải:

Phương thức chuyển hóa Thực vật Động vật
Trao đổi nước và chất khoáng Thực hấp thụ nước và chất khoáng chủ yếu qua rễ , vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ vào trung trụ bằng con đường qua chất nguyên sinh, vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ lên thân và lá qua mạch gỗ. Nước thoát ra khỏi cây qua bề mặt lá và qua khí khổng. Các chất khí như CO2 và O2 được cây trao đổi qua khí khổng. Các chất hữu cơ được vận chuyển từ lá đến thân rễ qua mạch rây. Động vật trao đổi, vận chuyển nước và chất khoáng có thể qua bề mặt cơ thể, nhưng chủ yếu qua hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn và hệ bài tiết.
Tiêu hóa Thực vật là sinh vật tự dưỡng nên không có hệ tiêu hóa. Các chất được phân giải và tổng hợp xảy ra trong tế bào. Động vật là sinh vật dị dưỡng có hệ tiêu hóa, các tuyến tiêu hóa. Quá trình tiêu hóa gồm tiêu hóa cơ học (làm nhỏ thức ăn) và tiêu hóa hóa học nhờ hệ enzim có tác động phân giải các chất phức tạp trong thức ăn thành các chất dinh dưỡng đơn giản để có thể hấp thu được.
Vận chuyển, phân phối chất và bài tiết Thực vật vận chuyển phân phối nước và các chất khoáng, chất hữu cơ thông qua các mô mạch gồm mạch gỗ (vận chuyển nước và muối khoáng) và mạch rây (vận chuyển chất hữu cơ). Thực vật thoát hơi nước qua lá và khí khổng. Động vật vận chuyển và phân phối nước, các chất vô cơ và hữu cơ thông qua hệ tuần hoàn và bài tiết.
Hô hấp

Thực vật sử dụng năng lượng thông qua phân tử ATP. Quá trình hô hấp là quá trình chuyển hóa năng lượng tích trong chất hữu cơ (do quang hợp tạo nên) thành năng lượng tích trong ATP, gồm quá trình đường phân: phân giải glucozo thành axit piruvic. Năng lượng được giải phóng được tích vào 2 phân tử ATP. Đường phân xảy ra trong tế bào chất và không cần O2. Quá trình hô hấp hiếu khí cần đến O2 và xảy ra trong ti thể, thông qua chu trình Crep và dãy chuyền điện tử. Hệ số chuyển hóa năng lượng là 36 ATP.

C6H12O6 + 6O2 → 6H2O + 6CO2 + năng lượng

Thực vật trao đổi khí O2 và CO2 chủ yếu qua khí khổng.

Động vật sử dụng năng lượng thông qua phân tử ATP. Quá trình hô hấp là quá trình chuyển hóa năng lượng tích lũy trong chất hữu cơ (do động vật lấy từ thức ăn) thành năng lượng tích trong ATP. Quá trình hô hấp diễn ra tương tự như ở thực vật gồm giai đoạn đường phân (kị khí) diễn ra trong tế bào chất và hô hấp hiếu khí diễn ra trong ti thể được gọi là hô hấp trong (hô hấp tế bào).

Công thức chung của hô hấp:

C6H12O6 + 6O2 → 6H2O + 6CO2 + năng lượng

Đối với động vật, sự hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí (thu nhận O2 và thải CO2) giữa cơ quan hô hấp và vận chuyển CO2 và O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào thông qua dòng máu và dịch mô.

Quang hợp

Quá trình quang hợp ở thực vật là quá trình chuyển hóa quang năng thành năng lượng dự trữ trong các chất hữu cơ. Quang hợp được thực hiện ở các bộ phận xanh của cây (chủ yếu là lá cây) nơi có các tế bào mang các lục lạp chưa sắc tố diệp lục (clorophin). Pha sáng của quang hợp chuyển hóa quang năng thành năng lượng tích trong ATP và NADPH diễn ra trong màng tilacoit của lục lạp. Pha tối của quang hợp diễn ra trong chất nền lục lạp với sự sử dụng năng lượng từ ATP và NADPH để khử CO2 và chuyển hóa thành glucozo (chu trình Canvin).

Công thức chung cho quang hợp:

6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + 6O2

Động vật là sinh vật dị dưỡng không có khả năng quang hợp vì chúng không có lục lạp và hệ sắc tố.

Bài 2 trang 273 sgk Sinh học 12 nâng cao: Cảm ứng ở thực vật và động vật

– Khái niệm về cảm ứng.

– Hoàn thành bảng sau.

Bảng 66.5: So sánh các phương thức cảm ứng ở thực vật và động vật

Phương thức cảm ứng Thực vật Động vật
Hướng động
Ứng động
Vận động

Lời giải:

– Cảm ứng: là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.

– Hoàn thành bảng:

Phương thức cảm ứng Thực vật Động vật
Hướng động Phản ứng của cây với kích thích theo hướng xác định (hướng đất, hướng sáng, hướng nước, hướng hóa).
Ứng động Phản ứng của cây với kích thích không định hướng (tự vệ, bắt mồi, sinh trưởng, nở hoa…).
Vận động Phản ứng với kích thích môi trường bằng vận động cơ, tuyến tiết thông qua hệ cơ quan cảm giác và thần kinh. Động vật có hoạt động tập tính phức tạp, thích nghi nhanh với thay đổi của môi trường.

Bài 3 trang 273-274 sgk Sinh học 12 nâng cao: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật

– Khái niệm về sinh trưởng và phát triển.

– Hoàn thành bảng so sánh sau:

Bảng 66.6: So sánh sinh trưởng và phát triển

Phương thức Đặc tính Ví dụ
Sinh trưởng
Phát triển

– Hoàn thành bảng so sánh sau.

Bảng 66.7: So sánh nhân tố gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật

Nhân tố ảnh hưởng Thực vật Động vật
Nhân tố bên trong (hoocmôn)
Nhân tố môi trường

Lời giải:

– Khái niệm:

   + Sinh trưởng: là sự gia tăng kích thước, khối lượng cơ thể sinh vật (tế bào, mô, cơ quan).

   + Phát triển: là sự biến đổi của sinh vật thể hiện ở ba quá trình: sinh trưởng; biệt hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.

– Hoàn thành bảng:

Bảng 66.6: So sánh sinh trưởng và phát triển

Phương thức Đặc tính Ví dụ
Sinh trưởng Tăng kích thước, khối lượng tế bào, mô, cơ quan. Sự mọc dài của rễ cây, tăng khối lượng ở con vật trưởng thành.
Phát triển Không chỉ có sinh trưởng mà đồng thời có sự biến đổi về hình thái cơ quan, cơ thể.

Cây trưởng thành ra hoa kết trái.

Gà trống trưởng thành mọc lông sặc sỡ, mọc mào, có cựa,…

– Hoàn thành bảng:

Bảng 66.7: So sánh nhân tố gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật

Nhân tố ảnh hưởng Thực vật Động vật
Nhân tố bên trong (hoocmôn)

+ Hoocmôn kích thích sinh trưởng: auxin, giberelin, xitokinin.

+ Hoocmôn kìm hãm sinh trưởng: axit abxixic, etilen,…

+ Hoocmôn kích thích ra hoa: florigen…

+ Hoocmôn kích thích sinh trưởng: GH, tiroxin…

+ Hoocmôn gây biến thái: ecdixon, juvenin.

+ Hoocmôn điều hòa sinh sản: FSH, LH, osrogen, testosterone.

Nhân tố môi trường Gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của thực vật: nước, nhiệt độ, ánh sáng, thổ nhưỡng, phân bón. Gây ảnh hưởng lên sinh trưởng, phát triển động vật: thức ăn, hàm lượng O2, CO2, muối khoáng, nước, nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm…

Bài 4 trang 274 sgk Sinh học 12 nâng cao: Sinh sản ở thực vật và động vật

– Phân biệt sinh sản vô tính và hữu tính.

– Hoàn thành bảng sau.

Bảng 66.8: So sánh sinh sản ở động vật và thực vật

Phương thức sinh sản Thực vật Động vật
Vô tính
Hữu tính
Ứng dụng thực tế

Lời giải:

Phương thức sinh sản Thực vật Động vật
Vô tính Phổ biến. Sinh sản sinh dưỡng: hình thành cá thể mới từ các bộ phận của cây: rễ, thân, lá, củ. Ít khi xảy ra. Chủ yếu ở động vật bậc thấp: nảy chồi (thủy tức), phân mảnh (giun dẹt).
Hữu tính Hình thành giới tính. Tạo giao tử đực, giao tử cái. Kết hợp giao tử đực với giao tử cái (thụ tinh). Thụ phấn. Thụ tinh kép. Luân phiên thế hệ: giao tử thể và bào tử thể. Hình thành giới tính. Tạo giao tử đực, giao tử cái. Thụ tinh. Chỉ tồn tại giai đoạn bào tử thể ( con vật trưởng thành.
Ứng dụng thực tế Công nghệ chiết ghép, vi nhân giống, lai giống… Công nghệ thụ tinh phôi, công nghệ sinh sản vô tính, lai giống…

Bài 1 trang 274-275 sgk Sinh học 12 nâng cao: Di truyền và tiến hóa

– Nguồn gốc sự sống và nguồn gốc loài người.

Hoàn thành bảng thể hiện nội dung của 3 giai đoạn phát sinh và tiến hóa của sự sống và 3 giai đoạn phát sinh và tiến hóa loài người.

Bảng 66.9: Các giai đoạn phát sinh, tiến hóa của sự sống và loài người

Sự phát sinh Các giai đoạn Đặc điểm cơ bản
Sự sống

– Tiến hóa hóa học

– Tiến hóa tiền sinh học

– Tiến hóa sinh học

Loài người

– Người tối cổ

– Người cổ

– Người hiện đại

– Tiến hóa của sự sống. Các học thuyết tiến hóa.

Hoàn thành bảng sau.

Bảng 66.10: So sánh các học thuyết tiến hóa

Chỉ tiêu Thuyết Lamac Thuyết Đacuyn Thuyết hiện đại
Các nhân tố tiến hóa
Hình thành đặc điểm thích nghi
Hình thành loài mới
Chiều hướng tiến hóa

– Cơ sở di truyền của tiến hóa

Hoàn thành bảng thể hiện nội dung cơ sở di truyền của tiến hóa.

Bảng 66.11: Nội dung cơ sở di truyền của tiến hóa

Cơ sở Nội dung Kết quả
Di truyền phân tử
Di truyền tế bào
Di truyền Menđen, các quy luật di truyền
Di truyền quần thể

– Cho một số ví dụ về ứng dụng công nghệ di truyền trong sản xuất và đời sống.

Lời giải:

– Nguồn gốc sự sống và nguồn gốc loài người.

Sự phát sinh Các giai đoạn Đặc điểm cơ bản
Sự sống

– Tiến hóa hóa học

– Tiến hóa tiền sinh học

– Tiến hóa sinh học

– Hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ dưới tác động của tác nhân tự nhiên.

– Hình thành các đại phân tử (protêin, axit nuclêic) từ các đơn phân hữu cơ đơn giản (axit amin, nuclêôtit).

– Hình thành tế bào nguyên thủy từ các đại phân tử và màng sinh học.

Loài người

– Người tối cổ

– Người cổ

– Người hiện đại

– Chuyển đời sống từ trên cây xuống mặt đất. Đã đứng thẳng, đi bằng 2 chân nhưng vẫn khom về phía trước. Não bộ lớn hơn vượn người. Chưa biết chế tạo công cụ.

– Đã có tư thế đứng thẳng, đi bằng 2 chân. Não bộ lớn. Đã biết chế tạo công cụ. Có tiếng nói. Biết dùng lửa. Bắt đầu có nền văn hóa.

– Đã có đầy đủ đặc điểm như người hiện nay. Thuộc một loài homo sapiens. Phân hóa thành nhiều chủng tộc phân bố khắp các châu lục.

– Tiến hóa của sự sống. Các học thuyết tiến hóa.

Bảng 66.10: So sánh các học thuyết tiến hóa

Chỉ tiêu Thuyết Lamac Thuyết Đacuyn Thuyết hiện đại
Các nhân tố tiến hóa

– Thay đổi điều kiện môi trường.

– Thay đổi chức năng hoạt động cơ quan.

– Biến dị cá thể trong quần thể.

– Chọn lọc tự nhiên.

– Quá trình đột biến

– Di nhập gen

– Phiêu bạt gen

– Giao phối

– Chọn lọc tự nhiên

– Cơ chế cách li.

Hình thành đặc điểm thích nghi Các cá thể phản ứng giống nhau trước thay đổi của ngoại cảnh. Các đặc điểm thích nghi có thể di truyền. Các biến dị có lợi được bảo tồn, các biến dị bất lợi bị đào thải do tác động của chọn lọc tự nhiên. Do tác động của 3 nhân tố tiến hóa chủ yếu: đột biến, quá trình giao phối, CLTN.
Hình thành loài mới Dưới tác động của ngoại cảnh, loài biến đổi từ từ qua nhiều dạng trung gian. Loài mới được hình thành dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác động của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng từ một gốc chung. Hình thành loài mới là quá trình biến đổi kiểu gen của quần thể gốc tạo nên quần thể mới cách li sinh sản với quần thể gốc.
Chiều hướng tiến hóa Nâng cao trình độ tổ chức từ đơn giản đến phức tạp.

– Ngày càng đa dạng

– Tổ chức càng cao

– Thích nghi càng hợp lí.

Tiến hóa là kết quả của mối tương tác giữa cơ thể với môi trường và kết quả là tạo nên đa dạng sinh học.

– Cơ sở di truyền của tiến hóa.

Bảng 66.11: Nội dung cơ sở di truyền của tiến hóa

Cơ sở Nội dung Kết quả
Di truyền phân tử Đột biến gen. – Nguyên liệu của CLTN.
Di truyền tế bào Đột biến nhiễm sắc thể. – Nguyên liệu của CLTN.
Di truyền Menđen, các quy luật di truyền Biến dị tổ hợp trong kiểu gen của cá thể. – Nguyên liệu của CLTN.
Di truyền quần thể Biến dị trong vốn gen của quần thể. – Hình thành loài mới.

– Ví dụ: Ứng dụng công nghệ gen di truyền trong sản xuất các chất dược phẩm như: insulin, hoocmôn sinh trưởng, kháng sinh…

Bài 2 trang 275 sgk Sinh học 12 nâng cao: Sinh thái học

– Cơ thể và môi trường. Các nhân tố sinh thái. Tác động của môi trường lên cơ thể.

– Hoàn thành bảng về các đặc điểm các cấp độ tổ chức sống.

Bảng 66.12: Các đặc điểm của 4 cấp độ tổ chức sống

Cấp độ tổ chức Khái niệm Đặc điểm Ví dụ
Quần thể
Quần xã
Hệ sinh thái
Sinh quyển

– Ô nhiễm môi trường. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Hoàn thành bảng về các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và gây mất cân bằng sinh thái, biện pháp phòng chống.

Bảng 66.13: Các tác nhân, hệ quả, biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường

Hiện tượng Tác nhân Hệ quả Biện pháp phòng
Gây ô nhiễm môi trường
Gây mất cân bằng sinh thái

Lời giải:

– Cơ thể và môi trường. Các nhân tố sinh thái. Tác động của môi trường lên cơ thể.

   + Môi trường là phần không gian bao quanh sinh vật mà ở đó các yếu tố cấu tạo nên môi trường trực tiếp hay gián tiếp tác động lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

   + Nhân tố sinh thái được chia thành: nhân tố vô sinh (nước, gió, không khí, độ ẩm, ánh sáng…) và nhân tố hữu sinh (sinh vật).

   + Sinh vật và môi trường luôn có mối liên quan mật thiết. Các nhân tố môi trường tác động lên cơ thể, đồng thời cơ thể có tác động đến môi trường. Các nhân tố môi trường tác động đến cơ thể: ánh sáng, nhiệt độ, nước (lượng mưa và độ ẩm), đất, không khí, sinh vật… Sinh vật không chỉ chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái mà còn tác động trở lại, làm cho môi trường biến đổi, sự biến đổi càng mạnh khi sinh vật sống trong các tổ chức càng cao (quần thể, quần xã).

– Hoàn thành bảng:

Bảng 66.12: Các đặc điểm của 4 cấp độ tổ chức sống

Cấp độ tổ chức Khái niệm Đặc điểm Ví dụ
Quần thể Bao gồm những cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định, giao phối tự do với nhau tạo ra thế hệ mới.

– Có các đặc trưng về mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần tuổi…

– Các cá thể có mối quan hệ sinh thái hỗ trợ hoặc cạnh tranh

– Số lượng cá thể có thể biến động có hoặc không theo chu kì, thường được điều chỉnh ở mức cân bằng.

Quần thể cá chép trong một hồ nước.
Quần xã Bao gồm những quần thể thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định có mối quan hệ sinh thái mật thiết với nhau để tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

– Có các tính chất cơ bản về số lượng và thành phần các loài ; luôn có sự khống chế tạo nên sự cân bằng sinh học về số lượng cá thể.

– Sự thay thế kế tiếp nhau của các quần xã theo thời gian là diễn thế sinh thái.

Quần xã cá trong một hồ nước.
Hệ sinh thái Bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống (sinh cảnh) của nó, trong đó các sinh vật luôn có sự tương tác lẫn nhau và với môi trường tạo nên các chu trình sinh địa hóa và sự biến đổi năng lượng.

– Có nhiều mối quan hệ, nhưng quan trọng là về mặt dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn.

– Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được vận chuyển qua các bậc dinh dưỡng của các chuỗi thức ăn: SV sản xuất → SV tiêu thụ → SV phân giải.

Hồ nước là một hệ sinh thái.
Sinh quyển Là một hệ sinh thái khổng lồ và duy nhất trên hành tinh. Gồm những khu sinh học (hệ sinh thái lớn) đặc trưng cho những vùng địa lí, khí hậu xác định, thuộc 2 nhóm trên cạn và dưới nước. Toàn bộ Trái Đất với sinh vật sống.

– Ô nhiễm môi trường. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Bảng 66.13: Các tác nhân, hệ quả, biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường

Hiện tượng Tác nhân Hệ quả Biện pháp phòng
Gây ô nhiễm môi trường Chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí, phóng xạ, tiếng ồn… Gây ô nhiễm môi trường. Gây mất cân bằng sinh thái. Gây thoái hóa tuyệt diệt các loài. Gây bệnh tật. Nghiên cứu khoa học. Giáo dục. Pháp luật. Hợp tác quốc tế.
Gây mất cân bằng sinh thái Gây ô nhiễm môi trường sống, tuyệt diệt các loài, mất đa dạng sinh học. Ảnh hưởng đến toàn bộ sinh quyển và cuộc sống của con người. Quản lí tài nguyên và phát triển bền vững.

I. Hệ thống hóa kiến thức

II. Tự đánh giá

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 938

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống