Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
- Giải Sinh Học Lớp 12
- Giải Sinh Học Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 12
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 12
Giải Bài Tập Sinh Học 12 – Bài 23: Ôn tập phần di truyền học giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Câu 1 trang 102 Sinh học 12: Hãy điền các chú thích thích hợp vào bên cạnh các mũi tên nêu trong sơ đồ dưới đây để minh họa quá trình di truyền ở mức độ phân tử:
Trả lời:
(1) Nhân đôi ADN
(2) Phiên mã
(3) Dịch mã
(4) Cuộn xoắn của protein
(5) Biểu hiện kiểu hình
Câu 2 trang 102 Sinh học 12: Tại sao trong quá trình nhân đôi, mỗi mạch của phân tử ADN lại được tổng hợp theo một cách khác nhau?
Trả lời:
Là cách sao chép nửa gián đoạn, cụ thể:
– Mạch khuôn có chiều 3’ → 5’ tổng hợp mạch mới theo chiều liên tục
– Mạch khuôn có chiều 5’ →3’ tổng hợp mạch mới theo kiểu gián đoạn từng đoạn ngắn gọi là okazaki.
Lí do: do enzim ADN polimeaza chỉ có thể tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.
Câu 3 trang 102 Sinh học 12: Hãy giải thích cách thức phân loại biến dị được nêu trong bài và cho biết đặc điểm của từng loại.
Trả lời:
Dựa vào khả năng có thể di truyền hay không của biến dị, ta có 2 loại:
* Biến dị không di truyền: thường biến (là hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau).
* Biến dị di truyền gồm có:
– Biến dị tổ hợp là hiện tượng biến dị được hình thành do sự tổ hợp lại các gen sẵn có của bố mẹ.
– Đột biến là những biến đổi khác thường trong vật chất di truyền, gồm có:
+ Đột biến gen (là những biến đổi trong cấu trúc của gen)
+ Đột biến NST là những biến đổi ở mức độ NST gồm có:
⇒ Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST.
⇒ Đột biến số lượng NST là những biến đổi thay đổi về số lượng NST trong tế bào.
Câu 4 trang 102 Sinh học 12: Cho 1 cây đậu Hà Lan có kiểu gen dị hợp tử với kiểu hình hoa đỏ tự thụ phấn. Ở đời sau, người ta lấy ngẫu nhiên 5 hạt đem gieo. Xác suất để cả 5 hạt cho ra cả 5 cây đều có hoa trắng là bao nhiêu? Xác suất để trong số 5 cây con có ít nhất 1 cây hoa đỏ là bao nhiêu?
Trả lời:
– Kiểu gen dị hợp cho kiểu hình hoa đỏ => A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng.
Sơ đồ lai:
P: Aa x Aa
F1: 1/4 AA : 1/2 Aa : 1/4 aa
( 3/4 hoa đỏ: 1/4 hoa trắng)
– Xác suất để cả 5 hạt cho ra cả 5 cây đều có hoa trắng = (1/4)5 = 1/1024
– Xác suất để trong 5 cây con có ít nhất 1 cây hoa đỏ = 1 – 1/1024 = 1023/1024
Câu 5 trang 102 Sinh học 12: Một số cặp vợ chồng bình thường sinh ra con bị bệnh bạch tạng. Tỉ lệ người con bị bệnh bạch tạng chiếm khoảng 25% tổng số con của các cặp vợ chồng này. Những người bị bệnh bạch tạng lấy nhau thường sinh ra 100% số con bị bệnh bạch tạng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hai vợ chồng cùng bị bệnh bạch tạng lấy nhau lại sinh ra người con bình thường. Hãy giải thích cơ sở di truyền học có thể có của hiện tượng này.
Trả lời:
– Vợ chồng bình thường sinh con bị bạch tạng thì tỉ lệ con bị bạch tạng = 25% = 1/4
⇒ gen quy định bệnh bạch tạng là gen lặn nằm trên NST thường và bố mẹ này có KG dị hợp (di truyền theo quy luật phân li của Menđen)
Quy ước gen: A: bình thường; a: bị bạch tạng
– Trong một số trường hợp, hai vợ chồng cùng bị bệnh bạch tạng lấy nhau lại sinh ra người con bình thường ⇒ có khả năng đã xảy ra đột biến gen ở các cặp vợ chồng này. Cụ thể:
Bố mẹ bạch tạng có KG aa → sinh ra con bình thường có KG A_ → đã xảy ra đột biến làm alen a trở thành alen A.
Câu 6 trang 102 Sinh học 12: Tại sao bệnh di truyền do gen lặn liên kết với NST giới tính X ở người lại dễ được phát hiện hơn so với bệnh do gen lặn nằm trên NST thường?
Trả lời:
Giả sử bệnh do gen lặn a quy định.
– Nếu gen này nằm trên NST thường thì chỉ biểu hiện bệnh ở trạng thái đồng hợp lặn aa ⇒ khó xuất hiện.
– Nếu gen này nằm trên NST giới tính X thì có thể biểu hiện ở 2 KG XaXa hoặc XaY, và ở KG XaY thì khả năng xuất hiện cao hơn ⇒ dễ xuất hiện.
Câu 7 trang 102 Sinh học 12: Một quần thể khi nào thì được gọi là cân bằng di truyền (cân bằng Hacđi – Vanbec)?
Trả lời:
– Quần thể được coi là cân bằng di truyền khi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể di truyền ổn định qua các thế hệ sinh sản ngẫu phối. Quần thể đó tuân theo công thức sau:
p2 + 2pq + q2 = 1
Trong đó: p là tần số alen trội
q là tần số alen lặn
(p + q = 1)
Câu 8 trang 102 Sinh học 12: Để tạo giống vi sinh vật, người ta hay dùng biện pháp gì? Giải thích.
Trả lời:
– Dùng biện pháp gây đột biến gen để tạo dòng vi sinh vật, chủ yếu ứng dụng để tạo ra dòng vi sinh vật mang gen của loài khác.
– Vì tốc độ sinh sản của vi sinh vật rất nhanh, cho nên có thể dùng biện pháp này để nhanh chóng thu được sản phẩm mong muốn.
Câu 9 trang 102 Sinh học 12: Những người có bộ NST: 44 NST thường + XXY hoặc 44 NST thường + XXXY đều là nam giới. Những người có bộ NST là 44 NST thường + X hoặc 44 NST thường + XXX đều là nữa giới. Từ thực tế này chúng ta có thể rút ra được kết luận gì?
Trả lời:
Từ thực tế này, chúng ta nhận thấy rằng, sự quy định các tính trạng giới tính nam nằm trên NST giới tính Y, nếu có NST Y thì hợp tử sẽ phát triển thành bé trai, nếu không có NST Y thì hợp tử phát triển thành bé gái.