Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
- Giải Sinh Học Lớp 12
- Giải Sinh Học Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 12
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 12
Giải Bài Tập Sinh Học 12 – Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 35 trang 153: Lấy ví dụ minh họa cho quy tắc về kích thước cơ thể và quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi… của cơ thể.
Thực vật sống trong nước có những đặc điểm gì khác với thực vật sống trên cạn?
Trả lời:
– Ví dụ:
+ Gấu ở vùng ôn đới (gấu trắng) có kích thước cơ thể lớn hơn gấu vùng nhiệt đới (gấu ngựa)
+ Thỏ sống vùng ôn đới có đuôi, tai nhỏ hơn so với thỏ sống ở cùng nhiệt đới.
– Đặc điểm của thực vật sống trong nước:
+ Lông hút ở rễ gần như không phát triển do cây hấp thu nước trực tiếp.
+ Các tế bào rễ có khoang rỗng để dự trữ khí.
+ Lớp cutin ở thân mỏng dễ khuếch tán khí trực tiếp vào thân.
+ Các lá nằm trong nước có phiến mỏng, hẹp, cuốn theo làn nước hay dạng sợi, tua.
+ Thân mảnh, dài hoặc lá chia thùy.
Câu 1 trang 154 Sinh học 12: Hãy điền tiếp những nội dung phù hợp về ảnh hưởng của các nhân tố vật lí và hóa học tới đời sống của sinh vật vào ô trống trong bảng 35.1 và lấy ví dụ minh họa những ảnh hưởng đó.
Trả lời:
Bảng 35.1. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vật lí và hóa học tới sinh vật
Nhân tố sinh thái (đơn vị) | Ảnh hưởng của nhân tố sinh thái | Dụng cụ đo |
Nhiệt độ môi trường (oC) | Nhiệt độ ảnh hưởng tới trao đổi chất và năng lượng, khả năng sinh trưởng, phát triển của sinh vật. | Nhiệt kế |
Ánh sáng (lux) | Ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp, trao đổi chất của thực vật.Ánh sáng giúp động vật định hướng trong không gian, nhận biết các vật xung quanh. | Máy đo cường độ và thành phần quang phổ của ánh sáng |
Độ ẩm không khí (%) | Ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Có sinh vật sống ở nơi ẩm ướt, có sinh vật chỉ sống ở nơi khô hạn. Ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật (nơi có độ ẩm cao: đa dạng, nơi độ ẩm thấp: kém đa dạng) | Ẩm kế |
Nồng độ các loại khí: O2, CO2… (%) | Ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, hô hấp của thực vật. Ảnh hưởng đến hô hấp của động vật, ảnh hưởng đến các quá trình sống khác. | Máy đo nồng độ khí hòa tan |
… |
Câu 2 trang 154 Sinh học 12: Thế nào là giới hạn sinh thái? Lấy ví dụ minh họa về giới hạn sinh thái của sinh vật.
Trả lời:
– Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể đối với một nhân tố sinh thái nhất định.
– Ví dụ:
+ Cá chép Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhiệt độ là từ 2oC đến 44oC.
+ Cá rô phi Việt Nam có giới hạn sinh thái về nhiệt độ từ 5oC đến 42oC.
+ Thực vật ôn đới có giới hạn nhiệt độ từ 35oC đến 40oC.
Câu 3 trang 154 Sinh học 12: Hãy lấy 2 ví dụ về các ổ sinh thái. Nêu ý nghĩa của việc phân hóa ổ sinh thái trong các ví dụ đó.
Trả lời:
– Một số loài cây có tán rộng vươn lên tầng tán 25 mét, một số loài cây ưa bóng sống ở tầng dưới khoảng 10 mét → ý nghĩa: giúp phân hóa khả năng nhận ánh sáng của thực vật và khái thác triệt để ánh sáng mặt trời.
– Có nhiều loài chim sống trên một cây to, có loài sống trên cao, có loài sống ở phía dưới → giảm sự cạnh tranh về nơi ở.
Câu 4 trang 155 Sinh học 12: Hãy điền tiếp vào bảng 35,2 những đặc điểm của thực vật do tác động của ánh sáng và ý nghĩa thích nghi của các đặc điểm đó.
Trả lời:
Bảng 35.2. Tác động của ánh sáng tới thực vật
Tác động của ánh sáng | Đặc điểm của thực vật * | Ý nghĩa thích nghi của đặc điểm |
Ánh sáng mạnh, nơi có nhiều cây gỗ mọc dày đặc | – Cây ưa sáng, thân cao thẳng, cành chỉ tập trung ở phần ngọn. Lá và cành ở phía dưới sớm rụng. Lá cây nhỏ, màu nhạt, mặt trên của lá có lớp cutin dày, bóng, mô giậu phát triển. Lá cây xếp nghiêng so với mặt đất.
– Có cường độ quang hợp và hô hấp cao dưới ánh sáng mạnh. |
Cây thích nghi theo hướng giảm mức độ ảnh hưởng của ánh sáng mạnh, lá cây không bị đốt nóng quá mức và mất nước. |
Ánh sáng yếu, ở dưới bóng cây khác | – Cây ưa bóng ở dưới tán các cây khác. Thân nhỏ. Lá to, mỏng, màu sẫm, mô giậu kém phát triển. các lá xếp xen kẽ nhau và nằm ngang so với mặt đất.
– Có khả năng quang hợp dưới ánh snág yếu, khi đó cường độ hô hấp của cây yếu. |
Nhờ có các đặc điểm hình thái thích nghi với điều kiện ánh sáng yếu nên cây thu nhận đủ ánh sáng cho quang hợp. |
Ánh sáng chiếu nhiều chiều về một phía của cây | – Cây có tính hướng sáng, thân cây cong về phía có nhiều ánh sáng. | Tán lá tiếp nhận được nhiều ánh sáng. |
Cây mọc trong điều kiện ánh sáng dưới đáy hồ, ao | – Lá cây không có mô giậu hoặc mô giậu kém phát triển, diệp lục phân bố cả trong biểu bì lá và có đều ở 2 mặt lá. | Tăng cường khả năng thu nhận ánh snág cho quang hợp. |
* Những đặc điểm của thực vật về hình thái lá, thân; cách xếp lá trên cây…; hiện tượng tỉa thưa tự nhiên.
Câu 5 trang 155 Sinh học 12: Hãy giải thích vì sao động vật hằng nhiệt (thuộc cùng loài hay loài có quan hệ họ hàng gần nhau) sống ở vùng ôn đới (nơi ở nhiệt độ thấp) có kích thước cơ thể lớn hơn kích thước cơ thể của động vật hằng nhiệt ở vùng nhiệt đới ấm áp, đồng thời các động vật hằng nhiệt vùng ôn đới có tai, đuôi, chi… nhỏ hơn tai, đuôi, chi của động vật hằng nhiệt cùng nhiệt đới. Lấy ví dụ minh họa cho quy tắc về kích thước cơ thể và quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi… của cơ thể.
Trả lời:
– Nguyên tắc chung: Khi so sánh tỉ số s/v của các vật thể có kích thước khác nhau (S là diện tích bề mặt của một vật thể và V là thể tích của vật thể đó) ta thấy: ở vật thể có kích thước lớn thì tỉ số s/v nhỏ và ngược lại, ở vật thể có kích thước nhỏ thì tỉ số này là lớn.
Động vật có kích thước lớn (s/v) < Động vật có kích thước nhỏ (s/v)
Đổi với động vật: động vật hằng nhiệt (ví dụ: gấu. cáo, hươu, thỏ,…) sống ( vùng ôn đới (lạnh) có kích thước cơ thể lớn sẽ có tỉ lệ s/v nhỏ làm giảm điện tích toả nhiệt của cơ thê. Ngược lại, động vật sống ở vùng nhiệt đới (nóng) có kích thước cơ thể nhỏ sẽ có tỉ lệ S/V lớn làm tăng diện tích toả nhiệt của cơ thể.
– Động vật hằng nhiệt vùng nhiệt đới nóng có tai, đuôi, chi…. lớn có tác dụng việc tăng cường diện tích toả nhiệt của cơ thể.
→ Cả hai quy tắc trên đều cho thấy động vật hằng nhiệt giữ nhiệt độ cơ thể ổn định theo hướng thích nghi: Sống ở vùng ôn đới có nhiệt độ lạnh, động vật hằng nhiệt có tỉ lệ s/v nhỏ có thể hạn chế khả năng mất nhiệt của cơ thể. Sống ở vùng nhiệt đới nóng, động vật hằng nhiệt có tỉ lệ s/v lớn làm tăng cường khả năng toả nhiệt của cơ thể.
– Ví dụ:
+ Chim cánh cụt (Aptenodytes) ở Nam Cực có chiều dài thân 100 – 120 cm, nặng 34,4 kg, trong khi đó loài sống ở gần xích đạo (Spheniscus mendiculus) ở xích đạo có chiều dài thân 44,5 cm, nặng 4,5 – 5,0 kg.