Chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 12 – Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật (tiếp theo) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 38 trang 168: Hãy nêu nguyên nhân vì sao số lượng cá thể của quần thể sinh vật luôn thay đổi và nhiều quần thể sinh vật không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học.

Trả lời:

– Nguyên nhân vì sao số lượng cá thể của quần thể sinh vật luôn thay đổi:

      + Sinh vật sống phụ thuộc vào môi trường mà môi trường luôn biến động.

      + Số lượng cá thể của quần thể bị thay đổi do: tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử và sự phát tán cá thể (nhập cư và di cư).

– Nhiều quần thể sinh vật không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học:

      + Trên thực tế, tăng trưởng của quần thể bị giới hạn bởi điều kiện sống không phải luôn thuận lợi.

      + Số lượng cá thể của quần thể thường bị hạn chế về khả năng sinh sản của loài.

      + Sự biến động số lượng cá thể do xuất cư theo mùa.

⇒ Quần thể tăng trưởng trong điều kiện môi trường bị giới hạn dạng chữ S.

Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 38 trang 169: Quan sát hình 38.4 và trả lời các câu hỏi sau:

– Dân số thế giới đã tăng trưởng với tốc độ như thế nào? Tăng mạnh vào thời gian nào?

– Nhờ những thành tựu nào mà con người đã đạt được mức độ tăng trưởng đó?

Trả lời:

– Dân số thế giới đã tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. Tăng mạnh vào khoảng thế kỉ 19.

– Những thành tựu giúp con người đạt được mức độ tăng trưởng đó:

      + Phát triển kinh tế – xã hội mạnh và ổn định.

      + Chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện.

      + Y tế được nâng cao chăm sóc sức khỏe con người → tỉ lệ tử vong và tuổi thọ được tăng lên.

Câu 1 trang 170 Sinh học 12: Hãy giải thích các khái niệm sau: mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư, mức độ nhập cư.

Trả lời:

– Mức độ sinh sản là số lượng cá thể của quần thể được sinh ra trong một đơn vị thời gian.

– Mức độ tử vong là số lượng cá thể của quần thể bị chết đi trong một đơn vị thời gian.

– Mức độ xuất cư là số lượng cá thể rời bỏ quần thể đến sống ở quần thể lân cận hoặc đến nơi sống mới trong một đơn vị thời gian.

– Mức độ nhập cư là số lượng cá thể nằm ngoài quần thể chuyển đến sống trong quần thể trong một đơn vị thời gian.

Câu 2 trang 170 Sinh học 12: Một quần thể có kích thước ổn định thì 4 nhân tố là mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư và mức độ nhập cư có quan hệ với nhau như thế nào?

Trả lời:

– Nếu một quần thể có kích thước ổn định thì:

      + Mức độ sinh sản (b) xấp xỉ bằng mức độ tử vong (d).

      + Mức độ xuất cư (e) xấp xỉ bằng mức độ nhập cư (i).

⇒ b + i = d + m

Câu 3 trang 170 Sinh học 12: Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học của quần thể khác với tăng trưởng thực tế ra sao?

Trả lời:

Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học Tăng trưởng thực tế
– Trong điều kiện môi trường lí tưởng (nguồn sống và diện tích cư trí không bị giới hạn) – Điều kiện môi trường sống bị giới hạn (nguồn sống và diện tích cư trú trên thực tế là bị giới hạn)
– Sức sinh sản của quần thể là rất lớn, tỉ lệ tử vong không đáng kể. – Sức sinh sản phụ thuộc vào đcặ trưng của loài và điều kiện sống.
– Đường cong tăng trưởng dạng chữ J. – Đường cong tăng trưởng dạng chữ S.

Câu 4 trang 170 Sinh học 12: Mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư và nhập cư của quần thể người có ảnh hưởng như thế nào tới tăng dân số? Lấy ví dụ của Việt Nam để minh họa.

Trả lời:

– Mức độ sinh sản và mức độ tử vong:

      + Nếu mức độ sinh cao, mức độ tử vong thấp: dân số tăng, cơ cấu dân số trẻ.

      + Nếu mức độ sinh thấp, mức độ tử vong cao: dân số giảm, cơ cấu dân số già.

      + Nếu mức độ sinh bằng bằng mức độ tử: dân số duy trì ổn định, không tăng không giảm.

Ví dụ:

      + Năm 1945 Việt Nam có 18 triệu dân mặc dù tỉ lệ sinh là 37,5% và tỉ lệ tử là 24,2% (tỉ lệ tăng tự nhiên là 13,3%) → dân số tăng không đáng kể.

      + Giai đoạn 1955 – 1974: tỉ lệ sinh khoảng 42 – 44%, tỉ lệ tử khoảng 12 – 14% (tỉ lệ tăng tự nhiên là 30 – 32%) → dân số tăng nhanh lên vào năm 1955 là khoảng 26 triệu, vào năm 1974 là khoảng 53 triệu dân.

– Mức độ xuất cư và nhập cư:

      + Mức xuất cư cao hơn nhập cư: dân số giảm.

      + Mức xuất cư thấp hơn nhập cư: dân số tăng.

      + Mức độ xuất cư bằng nhập cư: dân số không thay đổi.

Ví dụ:

      + Hàng năm có khoảng 140 nghìn người Việt Nam ra nước ngoài (du học, lao động…) và có khoảng 10 nghìn người nhập cư vào Việt Nam.

Câu 5 trang 170 Sinh học 12: Hậu quả của tăng dân số quá nhanh là gì? Chúng ta cần làm gì để khắc phục hậu quả đó?

Trả lời:

– Hậu quả của tăng dân số quá nhanh:

      + Giảm sút chất lượng cuộc sống.

      + Tạo sức ép cho môi trường → gây ô nhiễm môi trường.

      + Thiếu thức ăn, nước sạch.

– Khắc phục hậu quả:

      + Có chính sách giảm tỉ lệ sinh bằng các chính sách kiểm soát sinh ở phụ nữ (ví dụ: quy định mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh từ 1 – 2 con, thậm chí là quy định chỉ được sinh 1 con).

      + Tích cực nâng cao các hệ thống bảo vệ môi trường, các dịch vụ y tế…

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1092

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống