Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
- Giải Sinh Học Lớp 12
- Giải Sinh Học Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 12
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 12
Giải Bài Tập Sinh Học 12 – Bài 41: Diễn thế sinh thái giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 41 trang 182: Trong ví dụ 2, song song với quá trình biến đổi của quần xã, các điều kiện tự nhiên của môi trường đã thay đổi như thế nào?
Trả lời:
Giai đoạn | Điều kiện tự nhiên | Biến đổi của quần xã |
A | Đầm mới xây dựng | Chưa có sinh vật sinh sống |
B | Tầng đáy sâu, chưa có mùn bã tích tụ ở đáy | Xuất hiện các loài thủy sinh: tảo, thực vật có hoa ở mặt nước; tôm, cá bơi trong hồ; cua, ốc sống ở tầng đáy; bò sát, lưỡng cư, thú và rong rêu sống quanh bờ. |
C | Đất quanh bờ bị sói mòn + chất hữu cơ lắng xuống → đáy đầm có chất mùn → đầm nông dần | Các loài trở nên phong phú, thực vật chuyển dần sống vào lòng đầm, các loài động vật có kích thước lớn dần. |
D | Chất lắng đáy hồ rất nhiều → đầm trở thành vùng đất trũng. | Cỏ, cây bụi sống ở trong đầm; các loài bơi trong hồ bị tiêu diệt. |
E | Đầm bị xóa bỏ, thay vào đó là một vùng đất khá màu mỡ. | Hình thành các cây gỗ lớn trong đầm. |
Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 41 trang 184: Hãy điền các giai đoạn của 2 kiểu diễn thế sinh thái, nguyên nhân gây ra diễn thế vào bảng sau:
– Hãy lấy ví dụ minh họa 2 kiểu diễn thế sinh thái trên.
Trả lời:
Bảng 41. Các giai đoạn của diễn thế sinh thái và nguyên nhân của diễn thế
– Lấy ví dụ:
+ Diễn thế nguyên sinh: đảo mới hình thành trên tro tàn núi lửa, đất mới bồi ở lòng sông hoặc là sau khi nham thạch núi lửa đông đặc và nguội đi, do quá trình phong hóa, vùng đất “mới” ra đời, làm nền cho sự quần tụ và phát triển kế tiếp của các quần xã sinh vật.
+ Diễn thế thứ sinh: nương rẫy bỏ hoang lâu ngày, cỏ rồi trảng cây bụi phát triển và lâu hơn nữa, rừng cây gỗ xuất hiện thay thế.
Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 41 trang 184: Để khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường, người ta thường sử dụng các biện pháp như cải tạo đất, tăng cường chăm sóc cây trồng, phòng trừ sâu bênh, làm thủy lợi để điều tiết lượng nước,… Em hãy nêu 2 ví dụ về việc thực hiện các biện pháp trên.
Trả lời:
– Phòng trừ sâu bệnh hại lúa:
+ Lúa thường chịu ảnh hưởng của các loài sâu hại như bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân 2 chấm, rầy nâu và các bệnh như đạo ôn, khô vằn, bạc lá.
+ Cách phòng trừ: sử dụng giống kháng sâu bệnh, bón phân và cung cấp mực nước hợp lí, tích cực vệ sinh đồng ruộng; thăm đồng thường xuyên để phát hiện sâu bệnh sớm; phun thuốc trừ sâu bệnh…
– Cải tạo đất đã bạc màu cho cà phê:
+ Sử dụng các phần dư của thực vật để tăng hữu cơ cho đất.
+ Sử dụng các loại phân bón hữu cơ hoai mục.
+ Chủ động bón phân hữu cơ vào mùa mưa.
+ Trồng bổ sung cây che bóng và chắn gió cho vườn.
+ Bón vôi để cải tạo đất và giảm sinh vật gây bệnh trong đất.
Câu 1 trang 185 Sinh học 12: Thế nào là diễn thế sinh thái?
Trả lời:
Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
Câu 2 trang 185 Sinh học 12: Hãy mô tả quá trình diễn thế của một quần xã sinh vật nào đó xảy ra ở địa phương của em, hoặc ở địa phương khác mà em biết.
Trả lời:
– Quần xã rừng thông ở địa phương em.
– Năm 2000, quần xã rừng thông bị hủy diệt do cháy rừng → sau đó, xuất hiện các cây bụi và cỏ → xuất hiện các cây gỗ nhỏ như keo ở gần đó phát tán tới → xuất hiện thêm một số cây gỗ lớn như bạch đàn → hiện nay, vùng đất đó đang là một quần xã rừng rậm tương đối đa dạng các loài thực vật và động vật.
Câu 3 trang 185 Sinh học 12: Trong một khu rừng nhiệt đới có các cây gỗ lớn và nhỏ mọc gần nhau. Vào một ngày có gió lớn, một cây to bị đổ ở giữa rừng tạo nên một khoảng trống lớn. Em hãy dự đoán quá trình diễn thế xảy ra trong khoảng trống đó.
Trả lời:
– Đầu tiên, cây gỗ đó sẽ bị phân hủy bởi vi sinh vật và các loài ăn gỗ → vùng đất đó trở nên màu mỡ. Sau đó có thể xảy ra diễn thế thứ sinh như sau:
+ Giai đoạn tiên phong: các cây gỗ nhỏ ưa sáng xuất hiện
+ Giai đoạn giữa: Cây bụi nhỏ ưa sáng tới sống cùng cây cỏ → Cây gỗ nhỏ ưa sáng tới sống cùng cây bụi, các cây cỏ chịu bóng và ưa bóng dần dần vào sống dưới bóng cây gỗ nhỏ và cây bụi → Cây cỏ và cây bụi nhỏ ưa sáng dần dần bị chết do thiếu ánh sáng, thay thế chúng là các cây bụi và cỏ ưa bóng → Cây gỗ ưa sáng cạnh tranh ánh sáng mạnh mẽ với các cây khác và dần dần thắng thế chiếm phần lớn khoảng trống.
+ Giai đoạn cuối: các tán cây khác nhau đã che kín khoảng trống (cây gỗ lớn ưa sáng phía trên, cây gỗ nhỏ hơn và cây bụi ở tầng giữa, cây cỏ và cây ưa bóng ở tầng sát đất).
Câu 4 trang 185 Sinh học 12: Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể coi là hành động “tự đào huyệt chôn mình” của diễn thế sinh thái được không? Tại sao?
Trả lời:
– Hoạt động khai thác tài nguyên không hợp lí của con người có thể coi là hành động “tự đào huyệt chôn mình” của diễn thế sinh thái:
– Hoạt động khai thác tài nguyên của con người không hợp lí như chặt cây, đốt rừng, san lấp hồ nước, xây đập ngăn các dòng sông, đắp đầm nuôi tôm cá vùng ven biển một cách tuỳ tiện,… sẽ làm thay đổi điều kiện sống, dẫn tới suy thoái các quần xã sinh vật. Việc làm đó gây ra một loạt các hậu quả:
+ Làm biến đổi và dẫn tới mất môi trường sống của nhiều loài sinh vật và giảm đa dạng sinh học.
+ Thảm thực vật bị mất dần sẽ dần tới xói mòn đất, biến đổi khí hậu…. và là nguyên nhân của nhiều thiên tai như lụt lội, hạn hán, đất nhiễm mặn….
+ Môi trường mất cân bằng sinh thái, kém ổn định dễ gây ra nhiều bệnh tật cho người và sinh vật,…
Tuy nhiên, con người khác với các sinh vật khác là có thể tự điều chỉnh các hành động của mình để khai thác tài nguyên hợp lí, bảo vệ môi trường sống cùa con người và các sinh vật khác trên Trái Đất; con người với khả năng khoa học cũng có thể cải tạo tự nhiên làm cho quần xã sinh vật phong phú hơn.
Vì vậy, chúng ta có thể tin tưởng rằng hoạt động khai thác tài nguyên của con người sẽ dần dần hợp lí và môi trường sống trên Trái Đất sẽ được bảo vệ.