Chương 3: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 12 – Bài 46: Thực hành: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 46 trang 205: Quan sát và điền vào bảng 46.1 các nội dung sau:

– Thế nào là dạng tài nguyên không tái sinh, tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu?

– Điền vào bảng tên của các tài nguyên đã quan sát.

Trả lời:

Bảng 46.1. Bảng điền về các dạng tài nguyên thiên nhiên đã quan sát

Dạng tài nguyên Các tài nguyên Ghi câu trả lời
Tài nguyên không tái sinh – Nhiên liệu hóa thạch

– Kim loại

– Phi kim loại

Những dạng tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt gọi là tài nguyên không tái sinh.
Tài nguyên tái sinh – Không khí sạch

– Nước sạch

– Đất

– Đa dạng sinh học

Những dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi gọi là tài nguyên tái sinh.
Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu – Năng lượng mặt trời

– Năng lượng gió

– Năng lượng song

– Năng lượng thủy triều

Là tài nguyên năng lượng sạch và không bao giờ bị cạn kiệt

Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 46 trang 206: Hãy điền các hình thức gây ô nhiễm môi trường đã quan sát theo gợi ý nội dung trong bảng 46.2.

Trả lời:

Bảng 46.2. Bảng gợi ý nội dung về hình thức và nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường

Các hình thức gây ô nhiễm môi trường Nguyên nhân gây ô nhiễm Đề xuất biện pháp khắc phục
Ô nhiễm không khí:

– Ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp tại các nhà máy, làng nghề,…

– Ô nhiễm do phương tiện giao thông

– Ô nhiễm từ đun nấu tại các gia đình…*

– Công nghệ lạc hậu – Sử dụng hệ thống lọc khí tại các nhà máy

– Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông sạch

– Sử dụng các dụng cụ đun nấu theo quy định.

Ô nhiễm chất thải rắn:

– Đồ nhựa, cao su, giấy, thủy tinh,… thải ra từ các nhà máy, công trường

– Xác sinh vật, phân thải ra từ sản xuất nông nghiệp

– Rác thải từ các bệnh viện

– Giấy gói, túi nilon,… thải ra từ sinh hoạt ở mỗi gia đình…*

– Chưa chấp hành quy định xử lí rác thải công nghiệp, y tế và sinh hoạt.

– Ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao.

– Xử lí chất thải khoa học

– Quy địnhnghiêm ngặt việc xử lí chất thải

– Nâng cao ý thức người dân qua tuyên truyền

Ô nhiễm nguồn nước:

Nguồn nước thải ra từ các nhà máy, khu dân cư mang nhiều chất hữu cơ, hóa chất, vi sinh vật gây bệnh,…;…*

– Chưa có hệ thống xử lí nước thải hoặc hệ thống chưa đạt chuẩn – Xây dựng nhà máy xử lí nước thải
Ô nhiễm hóa chất độc:

– Hóa chất độc thải ra từ các nhà máy

– Thuốc trừ sâu dư thừa trong quá trình sản xuất nông nghiệp…*

– Sử dụng hóa chất độc hại – Quản lí chặt chẽ các hóa chất độc hại

– Hạn chế sử dụng các chất độc, chất có hại

Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh:

Sinh vật truyền bệnh cho người và sinh vật khác như muỗi, giun sán;…*

– Vệ sinh môi trường chưa sạch sẽ – Tích cực vệ sinh môi trường sống.

– Hạn chế và hủy các ổ chứa bệnh dịch

* Học sinh ghi thêm các hình thức gây ô nhiễm đã quan sát.

Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 46 trang 208: Hãy ghi các hình thức sử dụng tài nguyên đã quan sát và đề xuất biện pháp khắc phục vào bảng 46.3.

Trả lời:

Bảng 46.3. Bảng gợi ý nội dung điền các hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 946

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống