Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây
- Giải Sinh Học Lớp 12
- Giải Sinh Học Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 12
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 12 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 12
Giải Bài Tập Sinh Học 12 – Bài 47: Ôn tập phần tiến hóa và sinh thái học giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Câu 1 trang 212 Sinh học 12: Tiến hóa nhỏ là gì?
Trả lời:
Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 2 trang 212 Sinh học 12: Giải thích sơ đồ (hình 47.1) bằng cách điền các từ thích hợp vào bên cạnh các mũi tên:
Trả lời:
– Đột biến phát sinh trong quá trình sinh sản hữu tính
– Sinh sản hữu tính tạo ra rất nhiều kiểu gen
– Các yếu tố môi trường tác động lên quá trình biểu hiện của kiểu gen sẽ tạo ra rất nhiều kiểu hình khác nhau.
– CLTN tạo áp lực lên các kiểu hình khác nhau.
– Kiểu hình dưới áp lực của CLTN có thể giữ lại các cá thể sống sót sẽ trở thành quần thể thích nghi, nếu kiểu hình dưới áp lực của CLTN bị chết đi sẽ trở thành kiểu hình không thích nghi.
Câu 3 trang 212 Sinh học 12: Những nhân tố tiến hóa nào làm thay đổi tần số alen của quần thể? Nhân tố tiến hóa nào làm thay đổi tần số alen nhanh nhất và chậm nhất? Nhân tố tiến hóa nào quy định chiều hướng tiến hóa?
Trả lời:
– Những nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen của quần thể: đột biến, CLTN, di nhập gen, các yếu tố ngẫu nhiên
– Nhân tố liên hoá nào làm thay đổi tần số alen nhanh nhất còn tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau.
+ Nếu quần thể có kích thước nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên lại đóng vai trò chính trong việc làm thay đổi nhanh chóng tần số alen của quần thể. Thậm chí một gen có lợi cũng có thể nhanh chóng bị biến mất hoàn toàn khỏi quần thể.
+ CLTN cũng là nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng nếu áp lực CLTN chống lại các alen trội.
– Trong các nhân tố tiến hoá thì đột biến là nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm nhất. Vì tần số đột biến nhìn chung trong tự nhiên chỉ vào khoảng từ 106 đến 10-4.
Câu 4 trang 213 Sinh học 12: Hãy giải thích sơ đồ (hình 47.2).
Trả lời:
– Quần thể gốc phát sinh 2 quần thể A và B.
– Từ đầu hai quần thể còn có thể trao đổi vốn gen cho nhau (sự cách li chưa hoàn toàn) → chỉ là hai quần thể của một loài. Lâu dần sự trao đổi vốn gen giữa hai quần thế giảm dần (sự cách li giữa hai quần thể ngàv một được tăng cường) thì các quần thể cách li tích luỹ những khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen dẫn đến hình thành nên các chủng địa lí.
– Nếu sự trao đổi vốn gen giữa các chủng ngày một giảm dần thì sự khác biệt giữa các chúng có thể càng lớn và hai quần thể ban đầu có thể trở thành hai loài phụ (các cá thể vẫn có thể giao phối được với nhau và sinh ra đời con hữu thụ nhưng sự giao phối giữa các loài phụ như vậy rất ít xảy ra).
– Khi sự trao đổi vốn gen giữa các loài phụ hoàn toàn không xảy ra, điều này có nghĩa là giữa chúng đã có sự cách li sinh sản hoàn toàn thì hai loài phụ sẽ trở thành hai loài khác nhau.
Câu 5 trang 213 Sinh học 12: Nêu các điểm khác biệt giữa quá trình hình thành loài bằng con đường cách li địa lí với quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá.
Trả lời:
Con đường cách li địa lí | Con đường lai xa và đa bội hoá | |
Cơ sở | Những trở ngại về mặt địa lí như sông núi, biển,… ngăn cách các cá thế của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau, chúng bị CLTn làm thay đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen → xuất hiện trở ngại → có thể dẫn đến cách li sinh sản. có thể khiến chúng hình thành 2 loài mới. | Nhiều loài thực vật có họ hàng gần gũi có thể thụ phấn cho nhau tạo nên con lai có sức sống. |
Vị trí xảy ra | Ở 2 nơi có cách li địa lí | Thậm chí xảy ra tromg cùng khu vực địa lí |
Thời gian | Lâu dài, qua nhiều giai đoạn. | Nhanh chóng, thậm chí chỉ cần 1 thế hệ. |
Câu 6 trang 213 Sinh học 12: Tiến hoá văn hoá là gì? Loài người ngày nay còn chịu sự tác động của các nhân tố tiến hoá sinh học hay không? Giải thích.
Trả lời:
– Tiến hóa văn hóa là những biến đổi đặc trưng về văn hóa.
– Trong vài thế kỉ qua, tuổi thọ con người được gia tăng đáng kể từ thế hệ này sang thế hệ khác mà không cần có những biến đổi thích nghi nào về mặt thể chất (tiến hoá sinh học).
Câu 1 trang 214 Sinh học 12: Hãy giải thích các khái niệm đưa ra trong các ô của hình 47.3, giải thích sơ đồ theo chiều mũi tên.
Hình 47.3. Sơ đồ quan hệ giữa các cấp tổ chức sống với các nhân tố sinh thái của môi trường
Trả lời:
– Các khái niệm:
+ Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quang sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật.
+ Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
+ Nhân tố vô sinh: là tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật.
+ Nhân tố hữu sinh: là thế giới hữu cơ của môi trường và là những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh, trong đó nhân tố con người có ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh vật.
+ Các cấp tổ chức sống cơ bản là: tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
+ Cá thể là từng cơ thể sống hoàn chỉnh về cấu tạo và chức năng, từng vật riêng lẻ, phân biệt với chủng loại, với loài hoặc chi.
+ Quần thể: là tập hợp các cá thể trong cùng 1 loài, cùng sinh sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, giao phối tự do với nhau tạo ra thế hệ mới.
+ Quần xã là một tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định.
– Giải thích sơ đồ:
+ Sự tác động qua lại giữa môi trường và các cấp độ tổ chức sống được thể hiện qua sự tương tác giữa các nhân tố sinh thái với từng cấp độ tổ chức sống.
+ Các nhân tố sinh thái gồm có nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh.
+ Các nhân tố vô sinh và hữu sinh tác động qua lại với các cấp tổ chức sống.
+ Tập hợp các cá thể cùng loài tạo nên các đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần tuổi,… và chúng quan hệ với nhau đặc biệt về mặt sinh sản.
+ Tập hợp các quần thể thuộc các loài khác nhau tại một không gian xác định tạo nên quần xã, chúng có nhiều mối quan hệ, trong đó đặc biệt là mối quan hệ dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn trong hệ sinh thái.
Câu 2 trang 214 Sinh học 12: Trả lời các câu hỏi theo gợi ý trong bảng 47.
Trả lời:
Bảng 47. Những nội dung cơ bản về quần thể, quần xã và hệ sinh thái
Quần thể | Quần xã | Hệ sinh thái | |
Khái niệm | – Là tập hợp các cá thể trong cùng 1 loài, cùng sinh sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, giao phối tự do với nhau tạo ra thế hệ mới. | – Là một tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. | – Là thành phần gồm có quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã. |
Đặc điểm | – Nếu một quần thể có số lượng cá thể cân bằng khi:
+ Mức độ sinh sản (b) xấp xỉ bằng mức độ tử vong (d). + Mức độ xuất cư (e) xấp xỉ bằng mức độ nhập cư (i). ⇒ b + i = d + m – Quần thể sinh vật không tăng trưởng theo tiềm năng sinh học vì: + Trên thực tế, tăng trưởng của quần thể bị giới hạn bởi điều kiện sống không phải luôn thuận lợi. + Số lượng cá thể của quần thể thường bị hạn chế về khả năng sinh sản của loài. + Sự biến động số lượng cá thể do xuất cư theo mùa. ⇒ Quần thể tăng trưởng trong điều kiện môi trường bị giới hạn dạng chữ S. |
– Các đặc trưng cơ bản của quần xã:
+ Đặc trưng về thành phần loài biểu hiện qua độ phong phú loài, loài ưu thế, loài đặc trưng… + Số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài. + Đặc trưng về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã (theo chiều thẳng đứng và theo chiều ngang). – Các mối quan hệ trong quần xã: + Quan hệ hỗ trợ gồm cộng sinh, hợp tác, hội sinh. + Quan hệ đối địch gồm cạnh tranh, kí sinh, ức chế – cảm nhiễm và sinh vật này ăn sinh vật khác. |
– Các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái: thành phần vô sinh và thành phần hữu sinh.
– Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất gồm nhóm các hệ sinh thái trên cạn và nhóm các hệ sinh thái dưới nước (gồm nước ngọt và nước mặn). – Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên là khai thác hợp lí, sử dụng hiệu quả và có biện pháp bảo vệ, duy trì, tái tạo tài nguyên thiên nhiên. |