Chương 7: Quả và hạt

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 6 – Bài 36: Tổng kết về cây có hoa giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 36 trang 116: Chọn các mục tương ứng giữa chức năng và cấu tạo của mỗi cơ quan rồi ghi vào sơ đồ H.36.1

Lời giải:

1-c, 2-e, 3-d, 4-b, 5-g, 6-a

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 36 trang 117:

– Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan?

– Qua các thông tin trên, cho biết giũa các cơ quan ở cây có hoa có mối quan hệ như thế nào?

Lời giải:

* Nhận xét: Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng tạo nên một thống nhất.

– Rễ có chức năng hút nước và các chất dinh dưỡng cho cây.

– Thân : vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và vận chuyển các chất ngược lại các chất hữu cơ mà lá tổng hợp được đến các bộ phận khác của cây.

– Lá: Thu nhận ánh sáng, tổng hợp chất hữu cơ, trao đổi khí với bên ngoài và thoát hơi nước.

– Hoa: Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.

– Quả: Bảo vệ hạt và giúp phần phát tán hạt.

– Hạt: Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống.

* Giữa các cơ quan của cây có hoa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động đến một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây.

Bài 1 (trang 117 sgk Sinh học 6): Cây có hoa có những loại cơ quan nào ? Chúng có chức năng gì ?

Lời giải:

Cơ quan Chức năng
Rễ

– Giữ cây bám vào đất.

– Hấp thu nước và muối khoáng cho cây.

Thân

– Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và vận chuyển chất dinh dưỡng từ lá đến các bộ phận của cây.

– Nâng lá lên cao để thuận tiện quang hợp và nâng hoa lên cao để thuận tiện thụ phấn.

Quang hợp để tổng hợp chất dinh dưỡng cho cây.
Hoa . Vai trò sinh sản: thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
Quả Chứa đựng và bảo vệ hạt.
Hạt Chứa phôi, thực hiện nảy mầm và duy trì thế hệ sau.

Bài 2 (trang 117 sgk Sinh học 6): Trong một cơ quan và giữa các cơ quan của cây có hoa có những mối quan hệ nào để cây thành một thể thống nhất? Cho ví dụ.

Lời giải:

   + Các bộ phận trong cùng một cơ quan có tác động qua lại lẫn nhau để giúp cơ qan đó thực hiện được chứa năng riêng.

     Ví dụ: Lá cây có nhiệm vụ chính là quang hợp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần sự phối hợp của các loại tế bào ở lá. Các tế bào biểu bì bảo vệ lá tránh bị tổn thương bởi ánh sáng quá mạnh. Các tế bào mô giậu hấp thụ năng lượng ánh sáng để diệp lục có thể sử dụng năng lượng đó làm nên chất hữu cơ. Tế bào mô xốp dự trữ chất dinh dưỡng. Gân lá cung cấp nước, khoáng và vận chuyển chất dinh dưỡng vào hệ thống mạch rây ở thân. Các tế bào khí khổng giúp thoát hơi nước để làm mát lá và hấp thụ khí CO2.

   + Trong hoạt động sống của cây các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để cùng giúp cây phát triển ổn định.

     Ví dụ: Cây muốn sống và sinh trưởng tốt thì lá cây phải quang hợp. Nhưng lá sẽ không thể quang hợp nếu: rễ cây không hấp thu được nước và muối khoáng, hoặc mạch rây không vận chuyển nước và muối khoáng tới lá, hoặc thân không vươn cao để giúp lá lấy được nhiều ánh sáng mặt trời,…Như vậy, tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của cơ quan khác và toàn bộ cây.

Bài 3 (trang 117 sgk Sinh học 6): Hãy giải thích vì sao rau trồng trên đất khô cằn ít được tưới bón thì lá thường không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoạch sẽ thấp ?

Lời giải:

     Rau trồng trên đất khô cằn ít được tưới bón lá thường không xanh tốt, cây chậm lớn, còi cọc, năng suất thu hoạch sẽ thấp vì:

     + Đất khô cằn, ít được tưới bón sẽ ít nước và chất dinh dưỡng, rễ không thể lấy được nước và muối khoáng cho cây.

     + Cây không có nước và khoáng sẽ không thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng để phát triển do đó cây sẽ còi cọc, chậm lớn, cho năng suất thấp.

     + Lá cây không có các chất khoáng cần thiết sẽ không thể tổng hợp được diệp lục nên lá thường không xanh tốt, làm giảm hiệu suất quang hợp, không tạo được đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 36 trang 119: Quan sát và thảo luận:

– Hình 36.2 vẽ 2 cây ở nước. Hãy chú ý đến lá của chúng, có nhận xét gì về hình dạng lá khi nằm ở các vị trí khác nhau: trên mặt nước và chìm trong nước. Giải thích tại sao?

– Hình 36.3 ( cây bèo tây ) có cuống lá phình to, nếu sờ tay vào hoặc bóp nhẹ thấy mềm và xốp. Cho biết điều này giúp gì cho cây bèo khi sống trôi nổi trên mặt nước?

– Quan sát kĩ và so sánh cuống lá cây bèo ở H36.3A và H.36.3.B có gì khác nhau? Giải thích tại sao?

Lời giải:

– Nhận xét gì về hình dạng lá khi nằm ở các vị trí khác nhau:

+ Lá trên mặt nước: lá dạng bản to có tác dụng nổi trên mặt nước và thu nhận được nhiều ánh sáng.

+ Lá chìm trong nước: lá dài , mảnh , nhỏ nhàm thích nghi với môi trường nước, làm giảm sức cản của nước.

– Cuống lá phình to, xốp chứa nhiều không khí, làm cho cây nhẹ thích nghi dễ dàng với việc sống trôi nổi trên nước.

– Ở hình 36.3A cây sống trên mặt nước cuống lá to, xốp để cây có thể nổi trên mặt nước. Ở hình 36.3B cây sống trên cạn, cuống lá nhỏ hơn, cứng hơn, thích nghi với môi trường trên cạn.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 36 trang 120: Hãy giải thích tại sao?

Lời giải:

– Cây mọc nơi khô hạn nắng gió thường có rễ ăn sâu, lan rộng nhằm giúp cây đứng vững hơn, ngoài ra rễ ăn sâu giúp cây tìm kiếm được nguồn nước. Lá cây thường có lớp lông hoặc sáp phủ ngoài nhằm hạn chế thoát hơi nước cho cây.

– Cây mọc trong nơi râm mát, ẩm nhiều thân thường vươn cao, các cành tập trung ở ngọn để cây có thể nhận được nhiều ánh sáng.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 36 trang 121: Hãy cho biết những đặc điểm trên có tác dụng gì đối với cây?

Lời giải:

– Cây đước có rễ chống nhằm đứng vững trên các bãi lầy vì đất ở đây không ổn định.

– Cây xương rồng mọng nước, các loại cỏ thấp có rễ dài , cây bụi gai có lá biến thành gai hoặc tiêu giảm. Tất cả các đặc điểm trên đều giúp cây giữ nước, hạn chế thoát hơi nước thích nghi với môi trường sống.

Bài 1 (trang 121 sgk Sinh học 6): Các cây sống trong môi trường nước thường có những đặc điểm hình thái như thế nào?

Lời giải:

      Đặc điểm hình thái của những cây sống trong môi trường nước

     – Thân và lá của cây chìm trong nước thường mềm yếu, có thể lay động theo hướng dòng nước.

     – Cây trôi nổi trên mặt nước lá thường có cuống lá phình to, xốp, nhẹ, chứa đầy không khí, giúp cây nổi dễ dàng.

     – Cây có thân nằm ở đáy bùn thường có cuống lá dài để đưa lá lên trên mặt nước, lá lớn, mặt trên lá thường phủ lớp sáp để ngăn nước vào lỗ khí.

     – Các cây dưới nước thường có thân xanh lục để hấp thu được ánh sáng xuyên qua mặt nước để quang hợp.

Bài 2 (trang 121 sgk Sinh học 6): Nêu một vài ví dụ về sự thích nghi của các cây ở cạn với môi trường.

Lời giải:

     Ví dụ về thích nghi của cây ở cạn với môi trường:

     + Cây mọc nơi đất dốc, trống trải: rễ lớn, nhiều, ăn sâu trong lòng đất; các cây gần nhau có rễ cuộn lại cùng nhau để tăng khả năng bám vững vào đất.

     + Cây mọc nơi có khí hậu lạnh: lá hình kim, dày, ít thoát nước.

     + Cây mọc nơi hoang mạc: rễ ăn sâu hoặc lan rộng; số lượng rễ lớn để tăng khả năng tìm kiếm nguồn nước.

     + Cây ưa nơi có nhiều ánh sáng: phân cành ít, thân cây thẳng và vươn cao, cành lá thường ở phía ngọn cây, lá cây có lớp cutin bao bọc phía ngoài để tránh nhiệt độ cao.

     + Cây ưa nơi có ít ánh sáng: thường sống dưới tán cây khác, phân cành rậm rạp để lấy được nhiều ánh sáng.

Bài 3 (trang 121 sgk Sinh học 6): Các cây sống trong những môi trường đặc biệt (sa mạc, đầm lầy) có những đặc điểm gì ? Cho một vài ví dụ.

Lời giải:

   Đặc điểm của những cây sống trong điều kiện đặc biệt:

   – Cây sống ở sa mạc:

     + Xương rồng: thân mọng nước để trữ nước, lá biến thành gai để hạn chế mất nước, rễ ăn nông và lan rộng để lấy được nhiều nước mưa và nước sương, thân thường xẻ rãnh dọc từ đỉnh thân tới gốc để tạo thành dòng chảy hướng nước mưa xuống gốc.

     + Cỏ thấp: rễ rất dài và nhiều để tìm nguồn nước.

     + Cây bụi gai: lá rất nhỏ hoặc biến thành gai để hạn chế mất nước.

   – Cây sống trên đầm lầy

     + Đước, sú, vẹt: (sống ở đầm lầy ven biển) rễ chống chắc chắn giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập nước; lá cây cứng, có tuyến tiết muối để loại bỏ muối thừa; cây con phát triển ngay trên cây mẹ .

     + Cây trong họ nắp ấm: có lá biến dạng thành cơ quan bắt mồi, cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây trong điều kiện sống thiếu dinh dưỡng.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4.9 / 5. Số lượt đánh giá: 1130

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống