Chương 3: Thân

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 6 – Bài 14: Thân dài ra do đâu ? giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 14 trang 46: Thảo luận:

– So sánh chiều cao của hai nhóm cây trong thí nghiệm: ngắt ngọn và không ngắt ngọn.

– Từ thí nghiệm trên, hãy cho biết thân cây dài ra do bộ phận nào?

– Xem lại bài 8 “Sự lớn lên và phân chia tế bào”, giải thích vì sao thân dài ra được?

Trả lời:

– Chiều cao của cây không ngắt ngọn cao vượt trội hơn hẳn cây ngắt ngọn.

– Thân dài ra do phần ngọn.

– Thân dài ra được do các tế bào ở mô phân sinh ngọn lớn lên và phân chia.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 14 trang 47: Hãy giải thích vì sao người ta lại làm như thế?

Trả lời:

– Trồng đậu, bông, cà phê trước khi cây ra hoa, tạo quả, người ta thường ngắt ngọn để cây ít tăng trưởng về chiều cao mà sẽ phân cành để thu được nhiều sản phẩm ở các cành hơn.

– Trồng cây lấy gỗ (bạch đàn, lim), lấy sợi (gai, đay), người ta thường tỉa cành xấu, cành bị sâu mà không bấm ngọn để cây tăng trưởng mạnh về chiều dài.

Câu 1 trang 47 Sinh học 6: Trình bày thí nghiệm để biết cây dài ra do bộ phận nào.

Trả lời:

Trồng cây trong chậu trong khoảng 5-7 ngày, tùy loại cây. Sau đó, đem chia các cây thành 2 nhóm:

– Nhóm 1: ngắt ngọn của cây.

– Nhóm 2: không ngắt ngọn.

Quan sát và đo, ghi chép chiều dài của các cây ở 2 nhóm qua từng ngày.

Câu 2 trang 47 Sinh học 6: Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn, những cây nào thì tỉa cành? Cho ví dụ.

Trả lời:

Bấm ngọn, tỉa cành là biện pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân nhằm tăng năng suất cây trồng.

– Bấm ngọn: Trong trồng trọt, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển chồi nách.

Ví dụ: bấm ngọn mướp, mồng tơi, các loại cây rau… cây sẽ phát triển các chồi nách và cho lá hoặc hoa quả nhiều hơn. Các cây đậu, cà chua, bông… được bám ngọn sẽ cho nhiều quả hơn.

Tuy nhiên, có nhiều loại cây như lúa. ngô, đay. xoan… thì không bấm ngọn.

– Tia cành: Trong trồng trọi, người ta áp dụng biện pháp tia cành để tỉa những cành sâu, xấu nhằm tập trung chất dinh dưỡng cho các cành còn lại phát triển tốt hơn.

Đối với một số loại cây lấy gỗ như bạch đàn, phi lao, xoan… tỉa cành sẽ cho cây mọc thẳng, thân to, gỗ tốt hơn.

Bài 1 trang 47 Sinh học 6: Hãy đánh dấu X vào ( . . . ) cho ý trả lời đúng nhất của câu sau:

Thân dài ra do:

( . . . ) Sự lớn lên và phân chia tế bào

( . . . ) Chồi ngọn

( . . . ) Mô phân sinh ngọn

( . . . ) Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.

Trả lời:

( . . . ) Sự lớn lên và phân chia tế bào

( . . . ) Chồi ngọn

( . . . ) Mô phân sinh ngọn

( X ) Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1132

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống