Chương 5: Sinh sản sinh dưỡng

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 6 – Bài 27: Sinh sản sinh dưỡng do người giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 27 trang 89: Quan sát H.27.1. Hãy cho biết:

– Đoạn cành có đủ mắt, đủ chồi đem cắm xuống đất, sau một thời gian sẽ có hiện tượng gì?

– Hãy cho biết giâm cành là gì?

– Hãy kể tên một số loại cây được trồng bằng cách giâm cành? Cành của những cây này thường có đặc điểm gì mà người ta có thể giâm được?

Trả lời:

– Đoạn cành có đủ mắt, đủ chồi đem cắm xuống đất, sau một thời gian sẽ có hiện tượng nảy chồi ở các mấu thân (mắt) và mọc rễ.

– Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới.

– Tên một số loại cây được trồng bằng cách giâm cành: sắn, dâu, khoai lang, lá lốt, rau thơm, rau ngót…

Đặc điểm của cây đem giâm: có các mấu thân ngắn, cành có khả năng ra rễ phụ rất nhanh.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 27 trang 89: Quan sát H.27.2, hãy cho biết:

– Chiết cành là gì?

– Vì sao ở cành chiết, rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ ở phía trên của vết cắt?

– Hãy kể tên một số cây thường được trồng bằng cách chiết cành? Vì sao những loại cây này thường không được trồng bằng cách giâm cành?

Trả lời:

– Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.

– Cành chiết, rễ chỉ có thể mọc ra từ mép vỏ ở phía trên của vết cắt vì chất dinh dưỡng cây tổng hợp được ở phần lá trên khi vận chuyển xuống nhờ mạch rây bị ứ đọng ở vị trí cắt nên kích thích cây ra rễ ở mép trên.

– Một số cây thường được trồng bằng cách chiết cành: đào, bòng, bưởi, nhãn, vú sữa… Những loại cây này thường không được trồng bằng cách giâm cành vì những cây này ra rễ mới rất chậm nên cần chiết để lấy dinh dưỡng do lá tổng hợp vận chuyển xuống nuôi cây, nếu trồng bằng cách giâm cành thì cành sẽ bị chết do thiếu dinh dưỡng.

Trả lời câu hỏi Sinh 6 Bài 27 trang 90: Trả lời câu hỏi:

Ghép mắt gồm những bước nào?

Trả lời:

Các bước ghép mắt:

Bước 1: rạch vỏ gốc ghép

Bước 2: cắt lấy mắt ghép

Bước 3: luồn mắt ghép vào vết rạch

Bước 4: buộc dây giữ chặt mắt ghép ở vị trí ghép.

Câu 1 trang 91 Sinh học 6: Tại sao cành giâm phải có đủ mắt, chồi?

Trả lời:

Sau khi cắm cành có đủ mắt chồi xuống đất ẩm từ các mắt sẽ mọc ra rễ mới. Tiếp đó các mầm non sẽ mọc lên từ chồi và để phát triển thành cây mới.

Câu 2 trang 91 Sinh học 6: Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào? Người ta thường chiết cành với những loại cây nào?

Trả lời:

Giâm cành Chiết cành
Đặc điểm Rễ được hình thành sau khi cắm xuống đất. Rễ đã hình thành trên cây mẹ trước khi trồng.
Loại cây Với những loại cây thân gỗ chậm mọc rễ phụ. Cây quýt, cây cam , cây bưởi, cây vải, cây nhãn, cây ổi, cây hồng xiêm.

Câu 3 trang 91 Sinh học 6: Hãy cho vài ví dụ về ghép cây thường được nhân dân ta thực hiện trong trồng trọt.

Trả lời:

Ghép cây là đem cành hay mắt của cây này ghép lên cây khác cho chúng tiếp tục phát triển. Nhân dân ta thường áp dụng phương pháp này để ghép loại cây này với loại cây khác (như cam với bưởi, hoa hồng với tầm xuân) hoặc ghép những cây trong cùng một loài với nhau (như táo với táo).

Câu 4 trang 91 Sinh học 6: Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất? Vì sao?

Trả lời:

Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là cách nhân giống tiết kiệm và rẻ tiền nhất bởi vì kĩ thuật này có ưu điểm lớn:

– Đòi hỏi nguồn nguyên liệu rất dễ kiếm, rẻ tiền: một mảnh nhỏ của một loại mô bất kì của cây mẹ.

– Đạt hiệu quả rất cao: trong một thời gian ngắn có thể tạo ra một số lượng rất lớn (hàng vạn đến hàng triệu) cây con làm giống.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 998

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống