Giải Sinh Học Lớp 7

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 1: Thế giới động vật đa dạng, phong phú giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 1 trang 6: Hãy nêu 1 vài ví dụ tương tự ở địa phương em để chứng minh sự đa dạng, phong phú của thế giới động vật như:

 – Hãy kể tên các loài động vật thu thập được khi:

   + Kéo một mẻ lưới trên biển

   + Tát một ao cá

   + Đơm đó qua một đêm ở đầm, hồ,…

 – Hãy kể tên các động vật tham gia vào “bản giao hưởng” thường cất lên suốt đêm hè trên cánh đồng quê nước ta.

Lời giải:

 – Các loài động vật thu được là:

   + Tôm, cá thu, mực, sứa,…

   + Tôm, cua, cá rô, cá chép, ốc,…

   + Tôm, cua, cá, ốc,…

 – Ve sầu, ếch, chim cuốc,…

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 1 trang 8: Hãy dựa vào các hình trên, điền tên động vật (*) mà em biết vào chú thích ở dưới hình 1.4 và trả lời các câu hỏi sau:

   – Đặc điểm nào giúp chim cánh cụt thích nghi được với khí hậu giá lạnh ở vùng cực?

   – Nguyên nhân nào khiến động vật vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn động vật vùng ôn đới và Nam Cực?

   – Động vật nước ta có đa dạng, phong phú không? Vì sao?

Lời giải:

  – Hình 1.4:

   + Dưới nước có: cua, cá, mực, tôm, ngao, sò, ốc, hến,…

   + Trên cạn có: chó, gà, mèo, ếch, nhái, sư tử, hồ, ngựa, trâu,…

   + Trên không có: Chim hải âu, chim bồ câu, én, chim họa mi,…

  – Chim cánh cụt có bộ lông không thấm nước, màu giống màu môi trường, lớp mỡ dưới da dày, lông rậm.

   → Giữ nhiệt, dự trữ dinh dưỡng → thích nghi với đời sống ở nơi có khí hậu lạnh giá.

  – Động vật vùng nhiệt đới đa dạng và phong phú hơn động vật vùng ôn đới và Nam Cực là vì: khí hậu ở đó nóng, ẩm, thuận lợi cho nhiều loài phát triển. Hơn nữa ở đó có điều kiện tự nhiên thuân lợi như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, nguồn tài nguyên đa dạng,…

  – Có. Vì Việt Nam cũng là nước thuộc vùng nhiệt đới.

Bài 1 (trang 8 sgk Sinh học 7): Hãy kể tên những động vật thường gặp ở địa phương em? Chúng có đa dạng, phong phú không?

Lời giải:

Những động vật thường gặp ở địa phương em:

    + Môi trường nước: cá diếc, cá mè, cá quả, cá rô, baba, lươn, rắn nước, trai, sò, ốc, hến , tôm, cua,…

    + Môi trường cạn: trâu, bò, chó, mèo, lợn, gà, châu chấu, ve sầu, cánh cam, ngan, ngỗng, thỏ, giun, dế mèn, dế trũi, ấu trùng ve sầu,…

    + Môi trường không khí: diều hâu, chim sẻ, chim sâu, bướm, vịt trời,…

 Các loài động vật ở địa phương em rất đa dạng phong phú. Chúng đa dạng về số lượng loài, thành phần loài, kích thước cơ thể, lối sống và môi trường sống.

Bài 2 (trang 8 sgk Sinh học 7): Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú?

Lời giải:

Để thế giới động vật mãi mãi đa dạng và phong phú, chúng ta cần phải:

   – Giữ gìn và bảo vệ môi trường xung quanh luôn xanh, sạch, đẹp: tránh xả rác thải bừa bã; không chặt phá cây cối; sử dụng các nguồn năng lượng sạch và tiết kiệm; tích cực trông cây gây rừng; không đốt rừng làm nương rẫy;…

   – Nuôi dưỡng và chăm sóc các loài động vật có ích.

   – Không sử dụng các sản phẩm từ động vật quý hiếm.

   – Không săn bắt, giết hại, tự ý nuôi nhốt các động vật quý hiếm.

   – Phát hiện và kịp thời báo với cơ quan chức năng khi thấy có động vật quý hiếm bị săn bắt, nuôi nhốt.

   – Khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lí.

   – Tránh sử dụng mìn, pháo khi đánh bắt thủy hải sản.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 990

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống