Chương 4: Ngành thân mềm

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 19: Một số thân mềm khác giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 19 trang 66: Tìm các đại diện thân mềm tương tự mà em gặp ở địa phương .

Lời giải:

   – Đồng ruộng: ốc điêu vàng, ốc vặn

   – Biển: mực, bạch tuộc, ngao

   – Nước ngọt: trai,

   – Trên cạn nơi ẩm ướt: ốc sên

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 19 trang 66: Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

   – Ốc sên tự vệ bằng cách nào?

   – Ý nghĩa sinh học của tập tính đào lỗ đẻ trứng của ốc sên?

Lời giải:

   – Tự vệ bằng cách chui vào vỏ cứng.

   – Vì vỏ trứng ốc sên mềm → đào lỗ để bảo vệ trứng khỏi va chạm cơ học và sự tấn công của kẻ thù.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 19 trang 67: Thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:

   – Mực săn mồi như thế nào trong 2 cách: đuổi bắt mồi và rình mồi tại chỗ (đợi mồi đến để bắt)

   – Mực phun chất lỏng màu đen để săn mồi hay tự vệ? Hỏa mù mực che mắt động vật khác nhưng bản thân mực có thể nhìn rõ để trốn chạy không?

Lời giải:

   – Mực săn mồi bằng cách rình mồi một chỗ. Thưởng nấp mình ở nơi nhiều rong rêu, bắt mồi bằng 2 tua dài và dùng các tua ngắn đưa mồi vào miệng.

   – Để tự vệ là chính. Hỏa mù mực làm tối đen cả 1 vùng → che mắt kẻ thù, làm cho mực có đủ thời gian để chạy trốn. Do số lượng thị giác của mực lớn nên nó vẫn có thể nhìn được → tìm phương hướng và chạy trốn an toàn.

Bài 1 (trang 67 sgk Sinh học 7): Em thường gặp ốc sên ở đâu ? Khi bò ốc sên để lại dấu vết trên lá như thế nào ?

Lời giải:

   – Ốc sên thường sống ở nơi cây cối rậm rạp, ẩm ướt, cũng có khi gặp ốc sên ở độ cao trên 1000m so với mực nước biển.

   – Khi bò, ốc sên tiết ra chất nhờn để giảm ma sát. Khi chất nhờn khô để lại các vệt màu trắng bạc trên lá cây.

Bài 2 (trang 67 sgk Sinh học 7): Nêu một số tập tính ở mực.

Lời giải:

 Một số tập tính của mực:

   – Săn mồi bằng rình bắt hoặc đuổi bắt.

   – Phun chất lỏng màu đen để tự vệ.

   – Chăm sóc trứng và bảo vệ con non: Mực đẻ trứng thành chùm như chùm nho bám vào rong rêu, đẻ xong mực ở lại canh trứng. Thỉnh thoảng mực phun nước vào trứng để làm giàu ôxi cho trứng phát triển. Khi con non trưởng thành sẽ rời mẹ để tự kiếm ăn.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1115

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống