Chương 5: Ngành chân khớp

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 22: Tôm sông giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 22 trang 75: Quan sát hình 22, thảo luận, điền chữ và đánh dấu (√) vào bảng sau sao cho phù hợp:

Lời giải:

Bảng. chức năng chính các phần phụ của tôm

STT Chức năng Tên các phần phụ Vị trí của các phần phụ
Phần đầu – ngực Phần bụng
1 Định hướng và phát hiện mồi

– 2 mắt kép

– 2 đôi râu

2 Giữ và xử lí mồi Các chân hàm
3 Bắt mồi và bò Các chân ngực
4 Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng Chân bơi (chân bụng)
5 Lái và giúp tôm bơi giật lùi Tấm lái

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 22 trang 76: Thảo luận, liên hệ thực tế và trả lời các câu hỏi sau:

   – Tôm hoạt động vào thời gian nào trong ngày?

   – Tôm ăn gì? (Thực vật, động vật hay mồi chết)?

   – Người ta dùng thính để câu hay cất vó tôm là dựa vào đặc điểm nào của tôm?

Lời giải:

   – Tôm hoạt động vào chập tối

   – Tôm ăn động vật và thực vật

   – Người ta dùng thính để câu hay cất vó tôm là dựa vào đặc điểm tiêu hóa của tôm :

    + Tôm nhận biết thức ăn từ khoảng cách rất xa nhờ các tế bào khứu giác trên hai đôi râu rất phát triển

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 22 trang 76: Thảo luận, liên hệ thực tế và trả lời các câu hỏi sau:

   – Tôm đực, tôm cái khác nhau như thế nào?

   – Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?

   – Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa gì?

Lời giải:

Đặc điểm Tôm đực Tôm cái
Kích thước Lớn hơn Nhỏ hơn
Đôi kìm To và dài hơn Nhỏ và ngắn hơn
Tập tính ôm trứng Không

   – Phải lớn lên nhiều lần vì tôm có lớp vỏ kitin cứng. không lớn lên cùng với cơ thể được → lột xác nhiều lần.

   – Bảo vệ trứng

Bài 1 (trang 76 sgk Sinh học 7): Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của tôm ?

Lời giải:

  Vỏ kitin giàu canxi tạo thành bộ xương ngoài bảo vệ cơ quan bên trong. Nhờ sắc tố cơ thể tôm có thể biến đổi màu sắc theo môi trường để lẩn tránh kẻ thù.

Bài 2 (trang 76 sgk Sinh học 7): Dựa vào đặc điểm nào của tôm, người dân địa phương em thường có kinh nghiệm đánh bắt tôm theo cách nào?

Lời giải:

 Khi đánh bắt tôm cần chú ý một số đặc điểm:

   – Tôm sông khá nhạy cảm với ánh sáng do thị giác kém phát triển, vì vậy có thể sử dụng ánh sáng để bẫy tôm vào ban đêm.

   – Thời gian tôm kiếm ăn thường là buổi chiều, lúc chạng vạng tối.

   – Khứu giác tôm khá phát triển nhờ có đôi râu nhạy cảm, vì vậy khi chuẩn bị mồi đánh bắt cần chọn loại có mùi mạnh: thính thơm, xác cá phân hủy hoặc dứa thơm.

Bài 3 (trang 76 sgk Sinh học 7): Ở nước ta và địa phương em , nhân dân đang nuôi và khai thác loài tôm nào làm thực phẩm và xuất khẩu ?

Lời giải:

 Ở nước ta, nhân dân thường nuôi và khai thác các loài tôm làm thực phẩm và xuất khẩu như sau :

   – Ở vùng biển : nhân dân thường nuôi tôm sú, tôm hùm …

   – Ở vùng đồng bằng : nhân dân thường nuôi tôm càng và tôm càng xanh.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1021

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống