Chương 6: Ngành động vật có xương sống

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 39 trang 127: Dựa vào hình 39.2, theo dõi các số ghi trên hình tìm các hệ cơ quan: tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, bài tiết, sinh sản của thằn lằn.

Lời giải:

    -Tuần hoàn: 9, 10, 11

    -Hô hấp: 12, 13

    -Tiêu hóa: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8

    -Bài tiết: 14, 15

    -Sinh sản: 16, 17, 18

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 39 trang 128: Nêu rõ hệ tuần hoàn của thằn lằn có gì giống và khác với của ếch

Lời giải:

   – Giống: tim 3 ngăn (2 nhỉ, 1 thất), máu đi nuôi cơ thể là máu pha.

   – Khác nhau:

Thằn lằn Ếch

– Tim 3 ngăn không có vách ngăn hụt

– Máu đi nuôi cơ thể là máu pha

– Tim 3 ngăn, xuất hiện vách ngăn hụt

– Máu đi nuôi cơ thể ít pha hơn

Bài 1 (trang 129 sgk Sinh học 7): So sánh bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch ?

Lời giải:

 Bộ xương thằn lằn cũng có các bộ phận tương tự bộ xương ếch. Tuy nhiên bộ xương thằn lằn có những bộ phận phát triển hơn so với xương ếch:

   + Đốt sống thân mang xương sườn, một số kết hợp với xương mỏ ác tạo thành lồng ngực để bảo vệ nội quan và tham gia hô hấp.

   + Cổ có 8 đốt sống (nhiều hơn ở ếch đồng), nên rất linh hoạt, phạm vi quan sát rộng.

   + Đuôi nhiều đốt sống nên đuôi dài có tác dụng làm tăng ma sát giúp cho sự vận chuyển trên cạn.

Bài 2 (trang 129 sgk Sinh học 7): Trình bày rõ những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn.

Lời giải:

 Đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống trên cạn là :

    – Phổi có cấu tạo phức tạp hơn phổi ếch, có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh.

    – Xuất hiện cơ liên sườn giúp tăng hiệu quả hô hấp do tăng thể tích lồng ngực.

    – Tâm thất có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thể ít pha trộn nên giàu oxi hơn.

    – Xuất hiện thận sau và trực tràng có khả năng hấp thu lại nước, hạn chế mất nước.

    – Não trước và tiểu não phát triển nên thực hiện nhiều hoạt động phức tạp hơn.

    – Mắt có thể cử động xoay, có thể nhìn thấy xung quanh khi đầu không cử động. Mi thứ ba giúp mắt không bị khô mà vẫn nhìn được.

Bài 3 (trang 129 sgk Sinh học 7): Lập bảng so sánh cấu tạo các cơ quan tim, phổi, thận của thằn lằn và ếch.

Lời giải:

Các nội quan Ếch Thằn lằn
Phổi Phổi đơn giản, ít vách ngăn.(chủ yếu hô hấp bằng da) Phổi có nhiều ngăn (cơ liên sườn tham gia vào hô hấp)
Tim Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ và một tâm thât máu pha trộn nhiều hơn) Tim 3 ngăn; tâm thất có vách hụt (máu ít pha trộn hơn)
Thận Thận giữa (Bóng đái lớn) Thận sau (Xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại nước)

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4.9 / 5. Số lượt đánh giá: 1191

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống