Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7
- Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 7
- Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Lớp 7
- Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 7
- Giải Sinh Học Lớp 7 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 7
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7
Giải Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 4: Trùng roi giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 4 trang 17: Hãy dựa vào hình 4.2, diễn đạt bằng lời 6 bước sinh sản phân đôi của trùng roi xanh.
Lời giải:
-B1: Trùng roi dự trữ chất dinh dưỡng để chuẩn bị phân đôi
-B2: Đầu tiên là lông và nhân phân đôi trước
-B3: Các bào quan còn lại bắt đầu phân đôi: không bào co bóp, điểm mắt, hạt diệp lục
-B4: Trùng roi bắt đầu tách đôi
-B5: Trùng roi tiếp tục tách đôi
-B6: Hình thành 2 trùng roi
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 4 trang 18: Dựa vào cấu tạo trùng roi hãy giải thích hiện tượng xảy ra của thí nghiệm trên. Thảo luận và đánh dấu (√) vào ô trống ứng với ý trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
Trùng roi xanh tiến về phía ánh sáng nhờ:
– Diệp lục | |
– Roi và điểm mắt |
Trùng roi xanh có giống tế bào thực vật ở chỗ:
– Có diệp lục | |
– Có roi | |
– Có thành xenlulozo | |
– Có điểm mắt |
Lời giải:
Trùng roi xanh tiến về phía ánh sáng nhờ:
– Diệp lục | |
– Roi và điểm mắt | √ |
Trùng roi xanh có giống tế bào thực vật ở chỗ:
– Có diệp lục | √ |
– Có roi | |
– Có thành xenlulozo | √ |
– Có điểm mắt |
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 4 trang 19: Bằng các cụm từ : Tế bào, trùng roi, đơn bào, đa bào, em hãy điền vào câu nhận xét sau đây về tập đoàn trùng roi.
Lời giải:
Tập đoàn trùng roi dù có nhiều tế bào nhưng vẫn chỉ là một nhóm động vật đơn bào vì mỗi tế bào vẫn vận động và dinh dưỡng độc lập. Tập đoàn trùng roi được coi là hình ảnh của mối quan hệ về nguồn gốc giữa động vật đơn bào và động vật đa bào.
Bài 1 (trang 19 sgk Sinh học 7): Có thế gặp trùng roi ở đâu ?
Lời giải:
– Trùng roi xanh là động vật đơn bào rất nhỏ. Chúng thường sống trong nước ao, hồ, đầm, ruộng, và cả các vũng nước mưa, chúng tạo thành các váng xanh trên bề mặt.
– Chúng ta cùng có thể nuôi cấy chúng trong bình nuôi cấy Động vật nguyên sinh ở phòng thí nghiệm.
Bài 2 (trang 19 sgk Sinh học 7): Trùng roi giống và khác với thực vật ở những điểm nào ?
Lời giải:
* Trùng roi giống với thực vật ở các đặc điểm:
– Cơ thể có cấu tạo từ tế bào
– Có các cơ quan tử đặc trưng: không bào, nhân, nguyên sinh chất, diệp lục
– Có khả năng tự dưỡng
– Có tính hướng sáng
* Trùng roi khác với thực vật ở các điểm:
– Có khả năng di chuyển (roi xoáy trong nước giúp trùng roi di chuyển).
– Có khả năng dị dưỡng (sống ở môi trường không có ánh sang lâu ngày, trùng roi có thể đồng hóa các chất hữu cơ từ xác sinh vật để lấy dinh dưỡng).
– Có khả năng nhận biết ánh sang (nhờ điểm mắt ở gốc roi).
Bài 3 (trang 19 sgk Sinh học 7): Khi di chuyển, roi hoạt động như thế nào khiến cho cơ thể trùng roi vừa tiến ưa xoay mình ?
Lời giải:
Trùng roi di chuyển bằng cách dùng roi xoáy vào nước. Khi roi xoay sẽ giúp tạo ra một xoáy nước ở phía sau cơ thể để đẩy trùng roi bơi về phía trước. Xoáy nước này cũng sẽ tạo thêm động lực giúp cho roi xoay mà không tốn quá nhiều năng lượng. Như vậy cơ thể trùng roi có thể vừa tiến vừa xoay mình về phía trước.