Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7
- Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 7
- Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Lớp 7
- Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 7
- Giải Sinh Học Lớp 7 (Ngắn Gọn)
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 7
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7
Giải Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 8: Thủy tức giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 8 trang 29: Quan sát hình 8.2, mô tả bằng lời 2 cách di chuyển của thủy tức.
Lời giải:
– Di chuyển kiểu sâu đo: Di chuyển từ trái, đầu tiên cắm đầu xuống làm trụ sau đó co, duỗi, trườn cơ thể để di chuyển
– Di chuyển kiểu lộn đầu: Di chuyển từ trái sang, đế làm trụ cong thân → đầu cắm xuống → lấy đầu làm trụ cong thân → đế cắm xuống → di chuyển → lại tiếp tục như vậy.
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 8 trang 30: Nghiên cứu thông tin trong bảng, xác định và ghi từng loại tế bào vào ô trống của bảng.
Lời giải:
1. Tế bào gai
2. Tế bào thần kinh
3. Tế bào sinh gai
4. Tế bào mô cơ tiêu hóa
5. Tế bào mô bì cơ
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 8 trang 31: Hãy căn cứ vào cấu tạo của khoang ruột và tua miệng và khoang ruột (hình trong bảng) làm rõ quá trình bắt mồi, tiêu hóa mồi theo gợi ý của các câu hỏi sau:
– Thủy tức đưa mồi vào miệng bằng cách nào?
– Nhờ loại tế bào nào của cơ thủy tức mà mồi tiêu hóa?
– Thủy tức có ruột hình túi (ruột túi) nghĩa là chỉ có một lỗ miệng duy nhất thông với ngoài, vậy chúng thải bã bằng cách nào?
Lời giải:
– Thủy tức đưa mồi vào miệng bằng cách đưa tua miệng quờ quạng xung quanh, khi chạm mồi → tế bào gai ở tua miệng phóng ra làm tê liệt con mồi.
– Nhờ loại tế bào nào của cơ thủy tức mà mồi tiêu hóa: tế bào mô cơ tiêu hóa.
– Thủy tức có ruột hình túi (ruột túi) nghĩa là chỉ có một lỗ miệng duy nhất thông với ngoài, vậy chúng thải bã bằng cách nào: thải bã qua ngoài lỗ miệng.
Bài 1 (trang 32 sgk Sinh học 7): Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thuỷ tức.
Lời giải:
– Tế bào gai có dạng túi, bên ngoài túi có gai cảm giác, bên trong túi có một sợi gai rỗng, dài, nhọn và xoắn lộn vào trong. Sợi gai này có chứa chất độc.
– Khi gai cảm giác bị kích thích thì sợi gai sẽ phóng ra theo kiểu lộn bít tất ra ngoài, cắm vào đối phương và chất độc trong gai sẽ làm tê liệt đối phương.
– Như vậy, tế bào gai có ý nghĩa quan trọng trong đời sống thủy tức. Chúng có chức năng: tự vệ, tấn công.
Bài 2 (trang 32 sgk Sinh học 7): Thuỷ tức thải chất bã ra khỏi cơ thể bằng con đường nào ?
Lời giải:
Cơ thể thủy tức chỉ có 1 lỗ thông với bên ngoài, gọi là lỗ miệng. Sau khi tiêu hóa xong, chất thải sẽ được đưa vào khoang rỗng của cơ thể, sau đó dồn về lỗ miệng và theo dòng nước ra ngoài môi trường.
Bài 3 (trang 32 sgk Sinh học 7): Phân biệt thành phần tế bào ở lớp ngoài và lớp trong thành cơ thể thuỷ tức và chức năng từng loại tế bào này.
Lời giải: