Chương 6: Ngành động vật có xương sống

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 47 trang 152: Quan sát các phần bộ xương thỏ kết hợp với hình 47.1. Đối chiếu với bộ xương thằn lằn đã học, nêu những điểm giống và khác nhau giữa chúng.

Trả lời:

– Giống: đều có xương đầu, xương cổ gồm nhiều đốt, xương sườn, xương cột sống nhiều đốt, xương chi, xương đai, xương đuôi.

– Khác:

Điểm khác biệt Thỏ Thằn lằn
Xương sọ Lớn, dày, cứng Nhỏ, mỏng
Xương cổ 7 đốt, kém linh hoạt hơn 8 đốt, rất linh hoạt
Xương chi

– Chi sau linh hoạt hơn

– Các đốt ngón ngắn

– Các chi có mức linh hoạt như nhau

– Các đốt ngón dài

Xương sườn

– Có ở 1 số đốt đầu tiên của xương sống

– Các xương sườn dính với nhau tạo thành khung lồng ngực

– Có ở tất cả các đốt của xương sống

– Các xương sườn không dinh vào nhau

Xương đuôi Ngắn Rất dài
Xương đai Lớn Nhỏ

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 47 trang 153: Quan sát trên mẫu mổ kết hợp với hình 47.2, hãy xác định vị trí, thành phần của các hệ cơ quan và ghi vào bảng dưới đây:

Bảng. Thành phần của các hệ cơ quan

Hệ cơ quan Các thành phần
Tuần hoàn
Hô hấp
Tiêu hóa
Bài tiết
Sinh sản

Trả lời:

Hệ cơ quan Các thành phần
Tuần hoàn Tim
Hô hấp Khí quản, phổi (sự hỗ trợ của cơ hoành)
Tiêu hóa Thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, ruột thẳng, ruột tịt, gan, túi mật, tụy, hậu môn
Bài tiết Thận
Sinh sản Hệ sinh dục

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 47 trang 154: Qua bài 46, cho biết đặc điểm của các giác quan của thỏ.

Trả lời:

– Mũi rất thính, cùng với hoạt động của kiing xúc giác hai bên môi

– Mắt không tinh lắm

– Khứu giác khá phát triển

– Tai rất thính với vành tai dài, lớn, có thể cử động về các phía

Câu 1 trang 155 Sinh học 7: Nêu những đặc điểm cấu tạo của các hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thỏ (một đại diện của lớp Thú) thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp Động vật có xương sống đã học.

Trả lời:

– Hệ tuần hoàn: tim 4 ngăn với 2 vòng tuần hoàn kín, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể trong khi trước đó chỉ là tim 2, 3 ngăn hoặc 3 ngăn có vách hụt, máu pha đi nuôi cơ thể.

– Hô hấp: bằng phổi với cấu tạo thêm của khí quản, thế quản với mao mạch dày đặc → tăng hiệu quả hô hấp, hô hấp nhờ hoạt động của cơ liên sườn và cơ hoành.

– Thần kinh: não phát triển với sự phát triển quan trong của bán cầu não và tiểu não → giác quan và di chuyển phát triển tối ưu.

Câu 2 trang 155 Sinh học 7: Hãy nêu rõ tác dụng của cơ hoành qua mô hình thí nghiệm ở hình 47.5.

Trả lời:

– Cơ hoành dãn → giảm thể tích nồng ngực → thể thích phổi giảm → ép khí từ phổi qua khí quản ra ngoài → thở ra.

– Cơ hoành dãn → thể tích phổi tăng → thể tích phổi tăng → khí từ bên ngoài được đưa vào để làm tăng thể tích → hít vào.

=> Cơ hoành liên quan đến động tác hô hấp.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 936

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống