Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây
- Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7
- Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 7
- Bài Tập Trắc Nghiệm Sinh Lớp 7
- Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 7
- Giải Sinh Học Lớp 7
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 7
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 7
Giải Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 59 trang 193: Điền vào bảng sau tên thiên địch được sử dụng và tên sinh vật gây hại tương ứng:
Bảng. Các biện pháp đấu tranh sinh học
Các biện pháp đấu tranh sinh học | Tên sinh vật gây hại | Tên thiên địch |
Sử dụng thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật gây hại | ||
Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng sâu hại | ||
Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền diệt sinh vật gây hại |
Trả lời:
Các biện pháp đấu tranh sinh học | Tên sinh vật gây hại | Tên thiên địch |
Sử dụng thiên địch trực tiếp tiêu diệt sinh vật gây hại |
Chuột Sâu bọ, cua ốc |
Mèo Gia cầm |
Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng sâu hại | Trứng sâu xám | Ong mắt đỏ |
Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền diệt sinh vật gây hại | Thỏ | Vi khuẩn Myoma |
Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 59 trang 193: Giải thích biện pháp gây vô sinh để diệt sinh vật gây hại.
Trả lời:
– Sử dụng cho các loài phân tính. Ví dụ như ruồi
– Người ta tiêu diệt hết các con đực để khiến cho các con cái không sinh đẻ ra con được.
→ Kết quả: các thế hệ sau không được duy trì.
Câu 1 trang 195 Sinh học 7: Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học.
Trả lời:
– Sử dụng thiên địch: sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại; sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.
– Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại.
Câu 2 trang 195 Sinh học 7: Nêu ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ.
Trả lời:
*Ưu điểm:
– Hiệu quả cao
– Tránh gây ô nhiễm môi trường
– Ít ảnh hưởng đến sức khỏe con người
– Giá thành thấp
– Tránh gây nhờn đối với sinh vật gây hại.
*Hạn chế:
– Thiên địch có thể kém phát triển do không phù hợp với điều kiện sống: kiến là thiên địch với sâu hại lá cam nhưng không sống được ở nơi có mùa đông lạnh.
– Không tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại
– Sự tiêu diệt sinh vật có hại này lại tạo điều kiện cho sinh vật khác phát triển
– Thiên địch có thể vừa có ích vừa có hại.