Chương 2: Ngành ruột khoang

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 7 – Bài 8: Thủy tức giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 8 trang 29: Quan sát hình 8.2, mô tả bằng lời 2 cách di chuyển của thủy tức.

Trả lời:

– Kiểu sâu đo: cắm phần lỗ miệng và cả đế xuống giá thể → co phần đế lại gần lỗ miệng → trượt phần lỗ miệng về trước → co phần đế lại gần lỗ miệng => cứ như vậy di chuyển bằng cách co rút cơ thể.

– Kiểu lộn đầu: cắm phần lỗ miệng xuống giá thể → lấy lỗ miệng làm trọng tâm để nâng phần đế lên trên → đưa phần đế tiến về trước gắn vào giá thể → lấy đế làm trọng tâm nâng lỗ miệng chổng ngược lên.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 8 trang 30: Nghiên cứu thông tin trong bảng, xác định và ghi tên của từng loại tế bào vào ô trống trong bảng.

Trả lời:

Các loại tế bào lần lượt là: Tế bào gai, tế bào thần kinh, tế bào sinh sản, tế bào mô cơ – tiêu hóa, tế bào mô bì – cơ.

Trả lời câu hỏi Sinh 7 Bài 8 trang 31: Hãy căn cứ vào cấu tạo của tua miệng và khoang ruột (hình trong bảng) làm rõ quá trình bắt mồi, tiêu hóa mồi theo gợi ý của các câu hỏi sau:

– Thủy tức đưa mồi vào miệng bằng cách nào?

– Nhờ loại tế bào nào của cơ thể thủy tức mà mồi được tiêu hóa?

– Thủy tức có ruột hình túi (ruột túi) nghĩa là chỉ có một lỗ miệng duy nhất thông với ngoài, vậy chúng thải bã bằng cách nào?

Trả lời:

– Thủy tức đưa mồi vào miệng bằng cách các tua miệng quờ quạng xung quanh và khi chạm vào con mồi, các tế bào gai phóng chất độc vào con mồi làm tê liệt con mồi.

– Thủy tức tiêu hóa mồi nhờ tế bào mô cơ – tiêu hóa.

– Chúng thải bã thông qua lỗ miệng.

Câu 1 trang 32 Sinh học 7: Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thủy tức.

Trả lời:

Các tế bào gai của thủy tức có chứa chất độc giúp tự vệ và bắt mồi.

Câu 2 trang 32 Sinh học 7: Thủy tức thải bã ra khỏi cơ thể bằng con đường nào?

Trả lời:

Thủy tức thải bã thông qua lỗ miệng.

Câu 3 trang 32 Sinh học 7: Phân biệt thành phần tế bào ở lớp ngoài và lớp trong thành cơ thể thủy tức và chức năng từng loại tế bào này.

Trả lời:

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1181

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống