Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Giải Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 24: Tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 24 trang 79:
– Các chất nào trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hoá học qua quá trình tiêu hoá?
– Các chất nào trong thức ăn được biến đổi về mặt hoá học qua quá trình tiêu hoá?
– Quá trình tiêu hoá gồm những hoạt động nào?
Trả lời:
– Các chất trong thức ăn không bị biến đổi về mặt hoá học qua quá trình tiêu hoá là vitamin, nước và muối khoáng.
– Các chất trong thức ăn được biến đổi về mặt hoá học qua quá trình tiêu hoá là gluxit, lipit, prôtêin.
– Quá trình tiêu hoá bao gồm các hoạt động sau:
+ Ăn.
+ Đẩy thức ăn trong ống tiêu hoá.
+ Tiêu hoá (tiết dịch tiêu hoá, biến dổi lí học, biến đổi hoá học).
+ Hấp thụ chất dinh dưỡng.
+ Thải phân.
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 24 trang 80: Quan sát và liệt kê các cơ quan tiêu hoá ở hình 24-3 vào các cột tương ứng ở bảng 24?
Trả lời:
Bảng 24: Các cơ quan trong ống tiêu hóa và các tuyến tiêu hóa
Các cơ quan trong ống tiêu hóa | Các tuyến tiêu hóa |
Khoang miệng | – Biến đổi tinh bột nhờ hoạt động của enzim amilaza trong nước bọt có tác dụng biến đổi một phần tinh bột trong thức ăn thành đường mantôzơ. |
Dạ dày | – Co bóp để trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị và tiếp tục nghiên, bóp nhuyễn nhờ các tuyến vị tiết ra dịch vị. Biến đổi prôtêin nhờ enzim pepsin và dịch HC1 để biến đổi prôtêin thành các axit amin. |
Ruột non | – Hoạt động nhờ dịch mật do gan tiết nhờ các lớp cơ của ruột non và tuyến gan. Tiếp tục biến đổi tinh bột, prôtêin, lipit, axit nuclêic thành các đơn phân nhờ các enzim trong dịch tuy và dịch ruột. |
Bài 1 (trang 80 sgk Sinh học 8) : Các chất trong thức ăn có thể được phân nhóm như thế nào ? Nêu đặc điểm của mỗi nhóm.
Lời giải:
Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo hóa học, các chất trong thức ăn có thể được phân nhóm như sau:
+ Các chất bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa : gluxit, lipit, prôtêin, axit nucleic.
+ Các chất không bị biến đổi qua hoạt động tiêu hóa : vitamin, muối khoáng, nước.
Bài 2 (trang 80 sgk Sinh học 8) : Vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể người là gì ?
Lời giải:
Vai trò của tiêu hóa là biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được.
Bài 3 (trang 80 sgk Sinh học 8) : Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì cần phải qua những hoạt động nào của hệ tiêu hóa ? Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường nào khác không ?
Lời giải:
– Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì phải trải qua các hoạt động như : ăn, đẩy thức ăn trong ống tiêu hóa, hấp thụ thức ăn.
– Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường khác là tiêm (chích) qua tĩnh mạch vào hệ tuần hoàn máu, hoặc qua kẽ giữa các tế bào nước mô rồi lại vào hệ tuần hoàn máu.