Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây
Giải Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 4: Mô giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 4 trang 14:
– Hãy kể tên những tế bào có hình dạng khác nhau mà em biết.
– Thử giải thích vì sao tế bào có hình dạng khác nhau.
Trả lời:
– Tế bào cơ, tế bào thần kinh…
– Do chức năng khác nhau mà tế bào phân hoá, có hình dạng và kích thước khác nhau. Sự phân hoá đó diễn ra ngay từ giai đoạn phôi. Mô là một tổ chức gồm các tế bào có cấu trúc giống nhau; ở một số loại mô còn có các yếu tố không có cấu trúc tế bào. Chúng phối hợp thực hiện các chức năng chung
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 4 trang 14: Quan sát hình 4 -1, em có nhận xét gì về sự sắp xếp các tế bào ở mô biểu bì
Trả lời:
Mô biểu bì (biểu mô) gồm các tế bào xếp sít nhau thành lớp dày bao phủ mặt ngoài cùng như mặt trong của cơ thể, có chức năng bảo vệ, bài xuất và tiếp nhận kích thích. Biểu mô bảo vệ cho các lớp tế bào phía trong khỏi các tác động cơ học, hoá học, ngăn không cho vi khuẩn có hại xâm nhập, đồng thời không bị khô. Tuỳ theo hình dạng và chức năng của tế bào, biểu mô chia làm các loại khác nhau.
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 4 trang 15: Máu (gồm huvết tương và các tế bào máu) thuộc loại mô gì? Vì sao máu được xếp vào loại mô đó?
Trả lời:
Nếu quan niệm huyết tương của máu là chất nền và xét về nguồn gốc các tế bào máu được tạo ra từ các tế bào giống như nguồn gốc tế bào sụn, xương thì có thể xếp máu thuộc mô liên kết.
Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 4 trang 15: Quan sát hình 4-3 hãy cho biết:
– Hình dạng, cấu tạo tế bào cơ vân và tế bào cơ tim giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?
– Tế bào cơ trơn có hình dạng và cấu tạo như thế nào?
Trả lời:
*** Mô cơ gồm những tế bào có hình dạng dài, đặc điểm này giúp cơ thực hiện tốt chức năng co cơ. Trong cơ thể có 3 loại mô cơ là mô cơ vân, mô cơ trơn và mô cơ tim.
* Mô cơ vân:
– Các tế bào cơ dài.
– Cơ gắn với xương.
– Tế bào có nhiều vân ngang
– Cơ vân tập hợp thành bó và gắn với xương giúp cơ thể vận động.
* Mô cơ tim
– Tế bào phân nhánh.
– Tế bào có nhiều nhân – Tế bào có nhiều vân ngang.
– Mô cơ tim cấu tạo nên thành tim giúp tim co bóp thường xuyên liên tục.
* Mô cơ trơn
– Tế bào có hình thoi ở 2 đầu.
– Tế bào chỉ có 1 nhân – Tế bào không có vân ngang.
– Mô cơ trơn tạo nên thành của các nội quan có hình ống ruột, dạ dày, mạch máu, bóng đái…
Bài 1 (trang 17 sgk Sinh học 8) : So sánh mô biểu bì và mô liên kết về vị trí của chúng trong cơ thể và sự sắp xếp tế bào trong hai loại mô đó.
Lời giải:
Các loại mô | Vị trí | Cấu tạo | Chức năng |
---|---|---|---|
Mô biểu bì | Bao bọc phần ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng: ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái… | Tế bào xếp xít nhau | Bảo vệ, hấp thụ, tiết |
Mô liên kết | Nằm rải rác trong chất nền: ở dưới lớp da, gân, dây chằng, sụn, xương. | Tế bào liên kết nằm rải rác. | Nâng đỡ, liên kết các cơ quan tạo ra bộ khung cơ thể, neo giữ các cơ quan hoặc chức năng đệm. |
Bài 2 (trang 17 sgk Sinh học 8) :Cơ vân, cơ trơn, cơ tim có gì khác nhau về đặc điểm cấu tạo, sự phân bố trong cơ thể và khả năng co giãn ?
Lời giải:
Cơ vân | Cơ trơn | Cơ tim | |
---|---|---|---|
Đặc điểm cấu tạo |
– Các tế bào cơ dài. – Tế bào có nhiều vân ngang. – Tế bào có nhiều nhân. |
– Tế bào có hình thoi ở 2 đầu. – Tế bào không có vân ngang. – Tế bào chỉ có 1 nhân. |
– Tế bào phân nhánh. – Tế bào có nhiều vân ngang. – Tế bào có một nhân. |
Sự phân bố trong cơ thể | Cơ vân tập hợp thành bó và gắn với xương giúp cơ thể vận động. | Mô cơ trơn tạo nên thành của các nội quan có hình ống ruột, dạ dày, mạch máu, bóng đái… | Mô cơ tim cấu tạo nên thành tim giúp tim co bóp thường xuyên liên tục. |
Khả năng co dãn | Lớn nhất | Nhỏ nhất | Vừa phải |
Bài 3 (trang 17 sgk Sinh học 8) : So sánh 4 loại mô theo mẫu ở bảng sau :
Mô biểu bì | Mô liên kết | Mô cơ | Mô thần kinh | |
---|---|---|---|---|
Đặc điểm cấu tạo | ||||
Chức năng |
Lời giải:
Mô biểu bì | Mô liên kết | Mô cơ | Mô thần kinh | |
---|---|---|---|---|
Đặc điểm cấu tạo | Tế bào xếp xít nhau | Tế bào nằm trong chất cơ bản | Tế bào dài và dày, xếp thành lớp, thành bó | Nơron có thân nối với sợi trục và các sợi nhánh |
Chức năng | Bảo vệ, hấp thụ, tiết | Nâng đỡ, liên kết các cơ quan. | Co dãn tạo nên sự vận động của các cơ quan và vận động của cơ thể |
– Tiếp nhận kích thích. – Xử lí thông tin. – Điều khiển sự hoạt động của các cơ quan trả lời các kích thích của môi trường. |
Bài 4 (trang 17 sgk Sinh học 8) :Em hãy xác định trên chiếc chân giò lợn có những loại mô nào.
Lời giải:
Chân giò lợn gồm :
– Mô biểu bì (da) ;
– Mô liên kết : mô sụn, mô xương, mô mỡ, mô sợi, mô máu ;
– Mô cơ vân ;
– Mô thần kinh.