Chương 10: Nội tiết

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 57: Tuyến tụy và tuyến trên thận giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

    Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 57 trang 179: Hãy nêu chức năng của tuyến tuỵ

    Trả lời:

        Tuyến tuỵ là một tuyến pha, vừa tiết dịch tiêu hoá (chức năng ngoại tiết) vừa tiết hoocmôn. Có 2 loại hoocmôn là insulin và glucagôn có tác dụng điều hoà lượng đường trong máu luôn ổn định: insulin làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng, glucagôn làm tăng đường huyết khi lượng dường trong máu giảm.

    Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 57 trang 179: Dựa vào các thông tin trên, hãy trình bày tóm tắt quá trình điều hoà lượng đường huyết giữ được mức ổn định?

    Trả lời:

    – Sau bữa ăn nồng độ glucozo trong máu tăng lên kích thích tế bào B tiết ra insulin , hoocmôn này có tác dụng chuyển glucôzơ thành glicôgen dự trữ trong gan và làm tăng tính thấm ở tế bào, tế bào tăng nhận và sử dụng glicôzơ, do vậy nồng độ glucôzơ trong máu giảm xuống và duy trì ờ nồng độ 0,1 %.

    – Sau khi chạy lao động thì nồng độ glucôzơ trong máu giảm xuống kích thích tế bào a tuy tiết ra hoocmôn glucagôn, hoocmôn này có tác dụng chuyển glicôgen có ở gan thành glucôzơ. Glucôzơ từ gan vào máu, làm cho nồng độ glucôzơ trong máu tăng lên đến khoảng 0,1 %.

    Bài 1 (trang 181 sgk Sinh học 8) : Trình bày chức năng của các hoocmon tuyến tụy

    Lời giải:

        Chức năng của các hoocmon tuyến tụy là: Tuyến tụy tiết 2 hoocmon là insulin và glucagôn giúp điều hoà lượng đường trong máu luôn ổn định: insulin làm giảm đường huyết khi đường huyết tăng, và glucagôn làm tăng đường huyết khi đường huyết giảm.

    Bài 2 (trang 181 sgk Sinh học 8) : Trình bày vai trò của tuyến trên thận

    Lời giải:

      – Tuyến trên thận gồm phần vỏ và phần tủy.

      – Phần vỏ tiết ra hoocmon có vai trò:

        + Điều hòa các muối natri và kali trong máu.

        + Điều hòa đường huyết (tạo glucôzơ từ prôtêin và lipit).

        + Điều hòa sinh dục nam, gây những biến đổi đặc tính sinh dục nam.

      – Phần tủy tiết 2 loại hoocmon là ađrênalin và norađrênalin có vai trò:

        + Gây tăng nhịp tim, co mạch, tăng nhịp hô hấp, dẫn phế quản.

        + Góp phần cùng glucagôn điều chỉnh lượng đường huyết khi bị hạ đường huyết.

    Bài 3 (trang 181 sgk Sinh học 8) : Thử trình bày bằng sơ đồ quá trình điều hòa lượng đường trong máu, đảm bảo giữ glucôzơ ở mức ổn định nhờ các hoocmon của tuyến tụy.

    Lời giải:

        Khi lượng đường trong máu tăng (thường sau bữa ăn) sẽ có kích thích các tế bào bêta của đảo tụy tiết insulin để biến đổi glucôzơ thành glicôgen (dự trữ trong gan và cơ), ngược lại khi lượng đường trong máu hạ thấp (xa bữa ăn, khi hoạt động cơ bắp) sẽ kích thích các tế bào anpha của đảo tụy tiết glucagôn, gây nên sự chuyển hóa glicôgen thành đường glucôzơ nhờ đó mà năng lượng glucôzơ trong máu luôn giữ được ổn định.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1050

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống