Chương 11: Sinh sản

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Giải Bài Tập Sinh Học 8 – Bài 66: Ôn tập – Tổng kết giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:

    Ôn tập học kì 2 trang 207-208-209-210

    *Trang 207 sgk Sinh học 8: Hãy điền vào bảng 66-1 những sản phẩm bài tiết của các cơ quan bài tiết thương ứng.

    Bảng 66-1. Các cơ quan bài tiết

    *Trang 207 sgk Sinh học 8: Hãy nhớ lại kiến thức đã học để hoàn chỉnh bảng 66-2.

    Bảng 66-2. Quá trình tạo thành nước tiểu của thận

    *Trang 207 sgk Sinh học 8: Hoàn chỉnh bảng 66-3.

    Bảng 66-3. Cấu tạo và chức năng của da

    *Trang 208 sgk Sinh học 8: Hãy hoàn chỉnh bảng 66-4 bằng những hiểu biết của em.

    Bảng 66-4. Cấu tạo và chức năng của các bộ phận thần kinh

    *Trang 208 sgk Sinh học 8: So sánh cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh vận động với hệ thần kinh sinh dưỡng bằng cách hoàn chỉnh bảng 66-5.

    Bảng 66-5. Hệ thần kinh sinh dưỡng

    *Trang 209 sgk Sinh học 8: Hãy điền vào ô trống ở bảng 66-6 những nội dung thích hợp mà em biết.

    Bảng 66-6. Các cơ quan phân tích quan trọng

    *Trang 209 sgk Sinh học 8: Hãy nêu rõ chức năng của các thành phần cấu tạo chủ yếu của mắt và tai vào bảng 66-7.

    Bảng 66-7. Chức năng của các thành phần cấu tạo mắt và tai

    *Trang 210 sgk Sinh học 8: Nêu rõ tác dụng của hoocmon các tuyến nội tiết chủ yếu ở bảng 66-8.

    Bảng 66-8. Các tuyến nội tiết

    *Trang 210 sgk Sinh học 8: Dựa vào sự hiểu biết về các điều kiện của sự thụ tinh và thụ thai, người ta đã đề ra các nguyên tắc cần tuân thủ để tránh thai ngoài ý muốn hoặc phải nạo phá thai và thực hiện được kế hoạch hóa gia đình. Vậy các điều kiện đó là gì? Các nguyên tắc đề ra là gì?

    Trả lời:

    – Điều kiện cần cho sự thụ tinh: trứng gặp được tinh trùng tạo thành hợp tử.

    – Điều kiện cần cho sự thụ thai: hợp tử bám được vào niêm mạc tử cung và làm tổ tại đó.

    – Những nguyên tắc tránh thai:

    + Ngăn trứng chín và rụng

    + Tránh không để tinh trùng gặp trứng

    + Chống sự làm tổ của trứng đã thụ tinh

    Câu 1 trang 212 Sinh học 8: Cơ thể có những cơ chế sinh lí nào để đảm bảo tính ổn định của môi trường trong cơ thể.

    Trả lời:

    – Các tế bào của cơ thể được tắm đẫm trong môi trường trong máu, nước mô nên mọi thay đổi của môi trường trong có ảnh trực tiếp đến hoạt động sống của tế bào và cũng là của cơ thể.

    + Chẳng hạn, khi nồng độ các chất hòa tan trong máu tăng giảm sẽ làm thay đổi áp suất thẩm thấu, hoặc làm nước tràn vào tế bào hoặc rút nước ra khỏi tế bào; sự thay đổi độ pH của môi trường trong sẽ ảnh hưởng đến các quá trình sinh lí diễn ra trong tế bào ; sự thay đổi nhiệt độ huyết áp cũng gây rối loạn quá trình chuyển hóa trong tế bào…

    – Nhờ cơ chế điều hòa thần kinh và nội tiết diễn ra thường xuyên nên đã giữ được tính ổn định tương đối của môi trường trong, đảm bảo cho các quá trình sinh lí tiến hành được bình thường.

    Câu 2 trang 212 Sinh học 8: Cơ thể có thể phản ứng lại những đổi thay của môi trường xung quanh bằng cách nào để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển? Cho ví dụ minh họa.

    Trả lời:

    – Cơ thể phản ứng lại những thay đổi của môi trường xung quanh để tồn tại và phát triển bằng cơ chế phản xạ.

    – Ví dụ:

    + Khi trời nóng, cơ thể phản ứng lại bằng dãn các mao mạch dưới da, tiết mồ hôi để tăng sự thoát nhiệt giữ cho thân nhiệt được bình thường. Ngược lại, khi trời lạnh thì mạch co, da săn lại (sởn gai ốc) để giảm sự thoát nhiệt, đồng thời tăng sinh nhiệt bằng rung cơ (run).

    + Ở người, ngoài các phản xạ tự nhiên (PXKĐK) cần biết sử dụng các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ (PXCĐK) như sử dụng quạt máy, máy điều hòa nhiệt, lò sưởi…

    Câu 3 trang 212 Sinh học 8: Cơ thể điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường trong mọi lúc, ở mọi nơi bằng cách nào? Cho ví dụ minh họa.

    Trả lời:

    – Sự điều hòa các quá trình sinh lí diễn ra bình thường tùy nhu cầu của cơ thể trong từng lúc, ở từng nơi nhờ cơ chế điều hòa và phối hợp hoạt động của các phân hệ giao cảm, đối giao cảm và hoạt động của các tuyến nội tiết dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh.

    – Ví dụ: khi lao động nhịp tim tăng, thở gấp, người nóng bừng, mồ hỏi toát đầm đìa…, lúc nghỉ mọi hoạt động lại dần trở lại bình thường.

    Câu 4 trang 212 Sinh học 8: Để có thể tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc tránh không phải nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cần phải chú ý những gì?

    Trả lời:

    Để tránh mang thai ngoài ý muốn hoặc không phải nạo phá thai ảnh hưởng tới sức khỏe và học tập đối với lứa tuổi học sinh cần :

    – Giữ quan hệ tình bạn lành mạnh

    – Không quan hệ tình dục

    – Nếu quan hệ tình dục cần sử dụng các biện pháp tránh thai khoa học.

    – Phải nắm vững những điều kiện cần cho sự thụ tinh và làm tổ của trứng đã thụ tinh để tránh mang thai hoặc phải nạo phá thai. Khi không kiềm chế được sự ham muốn phải biết cách sử dụng các biện pháp tránh thai.

    Câu 5 trang 212 Sinh học 8: Trình bày tính thống nhất trong mọi hoạt động sống của cơ thể thông qua một số ví dụ tự chọn.

    Trả lời:

    – Khi cơ thể nóng, người ta có phản xạ toát mồ hôi, đồng thời não điều khiển sự tìm kiếm nơi mát mẻ (có quạt, có nước mát…) sau đó ta sẽ di chuyển đến đó.

    – Khi đói, ta có cảm giác thèm ăn, dạ dày “kêu réo” sau đó ta sẽ tìm đồ ăn, bên trong có sự biến đổi glicôgen thành glucôzơ để cung cấp đường cho mức đường trong máu tăng lên mức bình thường.

    – Khi khát nước, cơ thể sẽ giảm tiết nước tiểu, ta có cảm giác khát nước và hệ vận động điều hòa hoạt động của cơ, xương để tìm nước uống.

     

    Bài giải này có hữu ích với bạn không?

    Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

    Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 925

    Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

    --Chọn Bài--

    Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

    Tải xuống