Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây
- Sách Giáo Khoa Sinh Học Lớp 9
- Giải Vở Bài Tập Sinh Học Lớp 9
- Giải Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9
- Sách Giáo Viên Sinh Học Lớp 9
- Sách Bài Tập Sinh Học Lớp 9
Giải Bài Tập Sinh Học 9 – Bài 66: Tổng kết chương trình toàn cấp (tiếp theo) giúp HS giải bài tập, cung cấp cho học sinh những hiểu biết khoa học về đặc điểm cấu tạo, mọi hoạt động sống của con người và các loại sinh vật trong tự nhiên:
Bài 1 (trang 196 sgk Sinh học 9) : Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 66.1.
Bảng 66.1. Các cơ chế của hiện tượng di truyền
Cơ sở vật chất | Cơ chế | Hiện tượng |
---|---|---|
Cấp phân tử: ADN | ||
Cấp tế bào: NST |
Lời giải:
Bài 2 (trang 196 sgk Sinh học 9) : Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 66.2.
Bảng 66.2. Các quy luật di truyền
Quy luật di truyền | Nội dung | Giải thích |
---|---|---|
Phân li | ||
Phân li độc lập | ||
Di truyền giới tính | ||
Di truyền liên kết |
Lời giải:
Quy luật di truyền | Nội dung | Giải thích |
---|---|---|
Phân li | Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. | Bằng sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp của chúng một cách ngẫu nhiên trong thụ tinh. |
Phân li độc lập | Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử. | Bằng sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen quy định các cặp tính trạng đó trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. |
Di truyền giới tính | Tính đực, cái được quy định bởi cặp NST giới tính. Ở các loài giao phối tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1 : 1. | Sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. |
Di truyền liên kết | Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một NST cùng phân li trong quá trình phân bào. | Các gen cùng nằm trên 1 NST cùng phân li về giao tử và cùng được tổ hợp qua quá trình thụ tinh. |
Bài 3 (trang 196 sgk Sinh học 9) : Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 66.3.
Bảng 66.3. Các loại biến dị
Biến dị tổ hợp | Đột biến | Thường biến | |
---|---|---|---|
Khái niệm | |||
Nguyên nhân | |||
Tính chất và vai trò |
Lời giải:
Biến dị tổ hợp | Đột biến | Thường biến | |
---|---|---|---|
Khái niệm | Là sự tổ hợp lại các tính trạng của P làm xuất hiện các kiểu hình khác P. | Là những biến đổi về cấu trúc, số lượng của ADN và NST, khi biểu hiện thành kiểu hình là thể đột biến. | Là những biến đổi của kiểu hình phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. |
Nguyên nhân | Bằng sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen quy định các cặp tính trạng đó trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh. | Do sự tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài cơ thể. | Cùng 1 kiểu gen nhưng khi sống trong các điều kiện môi trường khác nhau (đất, nước, không khí, thức ăn, điều kiện chăm sóc…) khác nhau thì cho nhiều kiểu hình khác nhau. |
Tính chất và vai trò |
– Tính chất: xuất hiện với tỉ lệ lớn, di truyền được. – Vai trò: là nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa. |
– Tính chất: mang tính cá biệt, ngẫu nhiên, có lợi hoặc hại, di truyền được. – Vai trò: là nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa. |
– Tính chất: biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh, không di truyền được. – Vai trò: cho thấy kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. |
Bài 4 (trang 197 sgk Sinh học 9) : Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 66.4.
Bảng 66.4. Các loại đột biến (ĐB)
ĐB gen | ĐB cấu trúc NST | ĐB số lượng NST | |
---|---|---|---|
Khái niệm | |||
Các dạng đột biến |
Lời giải:
ĐB gen | ĐB cấu trúc NST | ĐB số lượng NST | |
---|---|---|---|
Khái niệm | Là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtit. | Là những biến đổi trong cấu trúc NST. | Là những biến đổi xảy ra ở một hoặc một số cặp nucl ê ô tit nào đó hoặc ở tất cả bộ NST. |
Các dạng đột biến |
– ĐB mất 1 cặp nuclêôtit – ĐB thêm 1 cặp nuclêôtit – ĐB thay thế 1 cặp nuclêôtit |
– ĐB mất đoạn – ĐB lặp đoạn – ĐB đảo đoạn – ĐB chuyển đoạn |
– Thể dị bội (2n – 1; 2n + 1; 2n – 2) – Thể đa bội (đa bội chẵn, đa bội lẻ) |
Bài 1 (trang 197 sgk Sinh học 9) : Hãy giải thích sơ đồ (hình 66) theo chiều mũi tên:
Lời giải:
– Sự tác động qua lại giữa môi trường và các cấp độ tổ chức sống được thể hiện qua sự tương tác giữa các nhân tố sinh thái (nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh) với từng cấp độ tổ chức sống.
– Tập hợp các cá thể cùng loài tạo nên các đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần tuổi và chúng quan hệ với nhau đặc biệt về mặt sinh sản.
– Tập hợp các quần thể thuộc các loài khác nhau tại một không gian xác định tạo nên quần xã, chúng có nhiều mối quan hệ, trong đó đặc biệt là mối quan hệ dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn trong hệ sinh thái.
Bài 2 (trang 197 sgk Sinh học 9) : Hãy điền nội dung phù hợp vào bảng 66.5.
Bảng 66.5. Đặc điểm của quần thể, quần xã và hệ sinh thái
Quần thể | Quần xã | Hệ sinh thái | |
---|---|---|---|
Khái niệm | |||
Đặc điểm |
Lời giải:
Quần thể | Quần xã | Hệ sinh thái | |
---|---|---|---|
Khái niệm | Là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. | Là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một khoảng không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. | Bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). |
Đặc điểm |
– Đặc trưng: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần tuổi. – Các mối quan hệ: quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh. Số lượng cá thể có thể biến động có hoặc không theo chu kì, thường được điều chỉnh ở mức cân bằng. |
– Có tính chất cơ bản về số lượng và thành phần các loài. – Số lượng cá thể luôn có sự khống chế tạo nên sự cân bằng sinh học. – Sự thay thế kế tiếp nhau của các quần xã theo thời gian là diễn thế sinh thái. |
– Có nhiều mối quan hệ nhưng quan trọng nhất là quan hệ về mặt dinh dưỡng thông qua chuỗi và lưới thức ăn. – Dòng năng lượng được vận chuyển qua các bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn: sinh vật sản xuất → sinh vật tiêu thụ (bậc 1, 2, 3…) → sinh vật phân giải. |