Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
Bài 1 trang 39 Tập bản đồ Lịch Sử 11: Dựa vào nội dung bài học trong SGK, em hãy nêu tóm tắt nguyên nhân dẫn đến phong trào Cần Vương bùng nổ.
Lời giải:
– Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động.
Bài 2 trang 39 Tập bản đồ Lịch Sử 11: Dựa vào hình 61 và nội dung bài học trong SGK, em hãy hoàn thành lược đồ dưới đây theo gợi ý sau:
– Vẽ đường di chuyển của vua Hàm Nghi từ kinh thành Huế ra Tân Sở.
– Tô màu cam vào kí hiệu chiếu Cần Vương và ghi thời gian, địa danh nơi vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương.
– Tô màu hồng nhạt các kí hiệu ngọn lửa, thể hiện những cuộc khởi nghĩa nhỏ hưởng ứng chiếu Cần Vương.
– Tô màu hồng đậm các kí hiệu lá cờ, thể hiện ba cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương. Ghi tên cuộc khởi nghĩa, người lãnh đạo và thời gian của các cuộc khởi nghĩa đó.
Lời giải:
– Em có nhận xét gì về phong trào Cần Vương (quy mô, tính chất, kết quả, ý nghĩa).
Lời giải:
– Quy mô: mở rộng trong phạm vi cả nước.
– Tính chất: phong trào yêu nước theo khuynh hướng phong kiến.
– Kết quả: Thất bại.
– Ý nghĩa: Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào yêu nước, cổ vũ tinh thần nhân dân.
Bài 3 trang 40 Tập bản đồ Lịch Sử 11: Dựa vào hình 62, 63 và nội dung SGK. Em hãy ghi tên nhân vật lịch sử vào phía dưới bức chân dung bên và kể tóm tắt khởi nghĩa Bãi Sậy.
Lời giải:
Tóm tắt khởi nghĩa Bãi Sậy:
– Địa bàn thuộc các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu (thuộc tỉnh Hưng Yên) và Kinh Môn (thuộc Hải Dương), sau đó phát triển ra các tỉnh xung quanh như Bắc Ninh. Thái Bình, Nam Định… Lãnh đạo khởi nghĩa là Nguyễn Thiện Thuật.
– Trong những năm 1885 – 1889, nhiều trận đánh ác liệt xảy ra giữa nghĩa quân và quân Pháp.
– Sau những trận chống càn, lực lượng nghĩa quân suy giảm và bị bao vây. Đến cuối năm 1889, nghĩa quân dần dần tan rã.
Bài 4 trang 40 Tập bản đồ Lịch Sử 11: Quan sát lược đồ dưới đây và dựa vào nội dung SGK, em hãy:
* Nêu những điểm mạnh, điểm yếu của căn cứ Ba Đình:
Lời giải:
– Điểm mạnh: dễ dàng xây dựng tuyến phòng thủ kiên cố.
– Điểm yếu: nếu bị bao vây thì sẽ bị cô lập.
* Tóm tắt cuộc chiến đấu ở căn cứ Ba Đình:
Lời giải:
– Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt từ tháng 12-1886 đến tháng 1-1887, Pháp mở cuộc tấn công quy mô lớn vào căn cứ.
– Nghĩa quân cầm cự 34 ngày đêm, đẩy lùi nhiều cuộc tấn công của giặc.
Bài 5 trang 40 Tập bản đồ Lịch Sử 11: Dựa vào hình 65, 66 và nội dung SGK, em hãy:
* Cho biết những nét chính ở từng giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Hương Khê.
Lời giải:
– Từ năm 1885-1888: nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thảo.
– Từ năm 1888 đến 1895: là thời kì chiến đấu của nghĩa quân . Dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất, nghĩa quân đã đẩy lui nhiều cuộc hành quân và càn quét của giặc.
+ Để đối phó Pháp tập trung binh lực và xây dựng 1 hệ thống đồn, bốt nhằm bao vây , cô lập nghĩa quân. Đồng thời chúng mở nhiều cuộc tấ công quy mô vào Ngàn Trươi.
+ Nghĩa quân phải chiến đấu trong điều kiện ngày càng gian khổ hơn, lực lượng suy yếu dần.
+ Sau khi chủ tướng Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa được duy trì thêm một thời gian dài rồi tan rã.
* Ghi tên nhân vật lịch sử vào phía dưới bức chân dung bên.
Lời giải:
* Cho biết vì sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương?
Lời giải:
Vì cuộc khởi nghĩa được diễn ra với quy mô lớn, thời gian lâu dài và đạt được ý nghĩa lớn nhất.
Bài 6 trang 41 Tập bản đồ Lịch Sử 11: Dựa vào hình 67 và nội dung SGK, kết hợp với nhận thức bản thân, em hãy:
– Cho biết vì sao lại gọi khởi nghĩa Yên Thế là khởi nghĩa nông dân tự phát?
Lời giải:
– Khi thực dân Pháp chiếm Bắc Kì, chúng đưa quân lên bình định cả vùng Yên Thế. Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân ở đây đã đứng lên tự vệ.
+ Cho biết khởi nghĩa Yên Thế có mấy giai đoạn? có 4 giai đoạn.
+ Cho biết tại sao Hoàng Hoa Thám được mệnh danh là “con hùm xám” của núi rừng Yên Thế?
Lời giải:
Vì Đề Thám là người lãnh đạo khởi nghĩa Yên Thế khi Đề Nắm hi sinh. Ông cai quản 4 tổng Yên Lễ, Mục Sơn, Nhã Nam, Hữu Thượng.