Bài 8: Rèn luyện thân thể

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3 – Cánh Diều: tại đây

Nội dung chính Trong nắng chiều:

Bài thơ miêu tả trận bóng cuồng nhiệt đầy thú vị của các bạn nhỏ. 

Văn bản: Trong nắng chiều

Ruộng làng vừa gặt xong

Thế là thành sân bóng

Cỏ sân ta vàng óng

Khán giả ngồi lên rơm.

Mũ đặt vào cọc gôn

Xóm trên và xóm dưới

Mười “tên” chia hai đội

Đen nhẫy tầm lưng trần

Trọng tài đứng giữa sân

Bụm tay làm còi thổi

Cuồng nhiệt quên bắt lỗi

Reo ấm: “Sút! Sút đi!”

Đợt phản công gió lốc

Cú đá xoáy Pê – lê

Thủ môn mồm méo xệch

Đôi bạn cười hê hê.

Đàn cò sà ngọn tre

Trong ráng chiều rực đỏ

Những chú bò no cỏ

Đợi “cầu thủ” dắt về.

Đỗ Tuyết Phượng

 

Đọc hiểu

Câu 1 trang 102 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Sân bóng của các bạn nhỏ có gì đặc biệt?

Trả lời:

Sân bóng của bạn nhỏ đặc biệt vì nó chính là mặt ruộng làng vừa làm xong. 

Câu 2 trang 102 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Những chi tiết nào cho thấy trận đấu diễn ra rất sôi nổi ?

Trả lời:

Mười “tên” chia hai đội

Đen nhẫy tầm lưng trần

 

Trọng tài đứng giữa sân

Bụm tay làm còi thổi

Cuồng nhiệt quên bắt lỗi

Reo ấm: “Sút! Sút đi!”

Câu 3 trang 102 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Em hiểu thế nào về câu thơ “Đợt phản công gió lốc / Cú đá xoáy Pê-lê” ?

Trả lời:

Câu thơ thể hiện trận đấu rất gay cấn, hấp dẫn, những cú đá như vận động viên chuyên nghiệp. 

Câu 4 trang 102 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Khung cảnh đồng quê thanh bình được miêu tả qua những hình ảnh nào ?

Trả lời:

Đàn cò sà ngọn tre

Trong ráng chiều rực đỏ

Những chú bò no cỏ

Luyện tập 

Câu 1 trang 102 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Tìm một câu khiến trong bài thơ

Trả lời:

Reo ấm: “Sút! Sút đi!”

Câu 2 trang 102 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 1: Đặt một câu khiến 

a) Để cổ vũ cầu thủ trên sân

b) Để gọi bạn chuyền bóng cho mình

c) Để nhắc thủ môn đừng bỏ trống khung thành.

Trả lời:

a) Để cổ vũ cầu thủ trên sân

– Cố gắng lên các cầu thủ!

b) Để gọi bạn chuyền bóng cho mình

– Chuyền bóng cho mình với.

c) Để nhắc thủ môn đừng bỏ trống khung thành.

– Hãy chú ý bảo vệ khung thành nhé.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1053

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống