Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3 – Cánh Diều: tại đây
Câu 1 trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2: Nhớ – viết: Trên hồ Ba Bể (2 khổ thơ đầu)
Trả lời:
Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể
Núi dựng cheo leo, hồ lặng im
Lá rừng với gió ngâm se sẽ
Họa tiếng lòng ta với tiếng chim.
Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể
Trên cả mây trời, trên núi xanh
Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ
Mái chèo khua bóng núi rung rinh.
– Chú ý viết đúng chính tả những từ dễ sai: se sẽ, lướt nhẹ, lặng lẽ…/p>
Câu 2 trang 11 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2: Tìm đường
a) Em chọn chữ (l hoặc n) phù hợp vào ô trống. Giúp rùa con tìm đường về hang, biết rằng đường về hang của rùa được đánh dấu bằng các tiếng bắt đầu với chữ l.
b) Em chọn chữ (c hoặc t) phù hợp vào ô trống. Giúp bạn Nam tìm đường về làng quê, biết rằng đường về làng được đánh dấu bằng các tiếng có chữ c đứng cuối.
Trả lời:
a) lo lắng – náo động – giếng nước – cây nấm – no nê – đồng lúa – lội suối – khoai lang – nông dân.
b) nước mưa – trong vắt – máu lạnh – tinh mắt – rước đèn – quạt mát – ước mong – được mùa.
Câu 3 trang 12 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2: Tìm các tiếng:
a) Bắt đầu bằng l hoặc n: Có nghĩa như sau:
– Trái ngược với chặt (chặt chẽ)
– Đồ dùng, thường bằng lá, để gội đầu, che mưa nắng
– Đồ dùng bằng đất kim loại, có nòng sâu, để nấu cơm hoặc thức ăn
b) Có vần uôc hoặc uôt, có nghĩa như sau:
– Có cảm giác đau nhói hoặc rất rét
– Chất được chế biến dùng để chữa bệnh (bằng cách uống, tiêm,…)
– Làm chín thức ăn trong nước sôi.
Trả lời:
a) Bắt đầu bằng l hoặc n: Có nghĩa như sau:
– Trái ngược với chặt (chặt chẽ): lỏng (lỏng lẻo)
– Đồ dùng, thường bằng lá, để gội đầu, che mưa nắng: nón
– Đồ dùng bằng đất kim loại, có lòng sâu, để nấu cơm hoặc thức ăn: nồi
b) Có vần uôc hoặc uôt, có nghĩa như sau:
– Có cảm giác đau nhói hoặc rất rét: buốt
– Chất được chế biến dùng để chữa bệnh (bằng cách uống, tiêm,…): thuốc
– Làm chín thức ăn trong nước sôi: luộc