Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3 – Cánh Diều: tại đây
Chính tả
Câu 1 trang 74 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2: Nghe – viết:
Trả lời:
Trần Bình Trọng
Năm 1285, giặc Nguyên sang cướp nước ta. Trần Bình Trọng chỉ huy một cánh quân, không may sa vào tay giặc. Giặc dụ dỗ ông đầu hàng, hứa phong tước vương cho. Trần Bình Trọng khảng khái trả lời: “Ta thà làm ma nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc.”. Giặc tức giận giết ông. Khi ấy, ông mới 26 tuổi.
Theo Từ điển bách khoa Việt Nam
Học sinh chú ý viết đúng chính tả những từ ngữ dễ dai: dụ dỗ, phong tước, tức giận, khảng khái.
Câu 2 trang 74 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2: Chọn chữ phù hợp với ô trống:
a) Chữ l hay n?
Các anh về
Xôn xao …àng bé nhỏ.
Nhà …á đơn sơ
Tấm …òng rộng mở
…ồi cơm …ấu dở
Bát …ước chè xanh
Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau.
Hoàng Trung Thông
b) Chữ v hay d
Rừng xa …ọng tiếng chim gù
Ngân nga tiếng suối, …i …u gió ngàn.
Mùa xuân đẫm lá ngụy trang
Đường ra tiền tuyến nở …àng hoa mai.
Ba lô nặng, súng cầm tay
Đường xa biết mấy …ặm …ài nhớ thương.
Lê Anh Xuân
Trả lời:
a) Chữ l hay n?
Các anh về
Xôn xao làng bé nhỏ.
Nhà lá đơn sơ
Tấm lòng rộng mở
Nồi cơm nấu dở
Bát nước chè xanh
Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau.
Hoàng Trung Thông
b) Chữ v hay d
Rừng xa vọng tiếng chim gù
Ngân nga tiếng suối, vi vu gió ngàn.
Mùa xuân đẫm lá ngụy trang
Đường ra tiền tuyến nở vàng hoa mai.
Ba lô nặng, súng cầm tay
Đường xa biết mấy dặm dài nhớ thương.
Lê Anh Xuân
Câu 3 trang 75 SGK Tiếng Việt lớp 3 Tập 2: Thi tìm nhanh những từ gồm 2 tiếng:
a) Cả 2 tiếng đều bắt đầu bằng l hoặc n. M: long lanh, no nê.
b) Cả 2 tiếng đều bắt v hoặc d. M: vững vàng, dẻo dai.
Trả lời:
a) – Cả hai tiếng đều bắt đầu bằng l: lỏng lẻo, long lanh, lóng lánh, lung linh, lơ lửng, lấp lửng, lập lờ, lặng lẽ, lững lờ, lấm láp, lọ lem, lộng lẫy, lớn lao, lố lăng, lộ liễu.
– Có hai tiếng đều bắt đầu bằng n: nóng nảy, nặng nề, não nùng, năng nổ, non nớt, nõn nà, nông nổi, no nê, náo nức, nô nức.
b) Cả 2 tiếng đều bắt v: vi vu, vui vẻ, vang vọng, vô vọng, vẽ vời.