Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây
* Khởi động
Câu 1 trang 20 sgk Tiếng Việt lớp 3: Giải câu đố sau:
Trả lời:
– Đèn lồng
– Đèn ông sao
Câu 2 trang 20 sgk Tiếng Việt lớp 3: Thi kể tên các loại đèn Trung thu
Trả lời:
– Đèn lồng, đèn ông sao, đền cá, đèn trời
Khám phá và luyện tập
Đọc
1. Đọc và trả lời câu hỏi:
Độc đáo lễ hội đèn Trung thu
* Nội dung chính: Bài đọc nhắc đến lễ hội Trung thu ở Tuyên Quang, lễ hội hết sức náo nhiệt vui vẻ và rộn ràng
* Câu hỏi, bài tập:
Câu 1 trang 21 sgk Tiếng Việt lớp 3: Mỗi độ thu về, phố phường Tuyên Quang thay đổi như thế nào?
Trả lời:
– Phố phường Tuyên Quang lại bừng lên lộng lẫy với đủ màu sắc và kiểu dáng độc đáo của những chiếc đèn khổng lồ
Câu 2 trang 21 sgk Tiếng Việt lớp 3: Từ ngữ nào thể hiện cảm xúc của người lớn, trẻ em với những chiếc đèn Trung thu?
Trả lời:
– Người lớn vui vẻ đẩy xe đèn, trẻ em hớn hở ngồi trên xe thích thú ngắm nhìn phố phường ngày hội
Câu 3 trang 21 sgk Tiếng Việt lớp 3: Các loại đèn có trong lễ hội Trung thu ở Tuyên Quang có gì đặc biệt?
Trả lời:
– Đèn ông sao rực rỡ, đèn rồng, đèn phượng bay bổng, đèn rùa và thỏ, đèn hình cô Tấm và quả thị gợi nhắc những câu chuyện cổ thân thương, đèn về các anh hùng dân tộc mang theo niềm tự hào sâu sắc
Câu 4 trang 21 sgk Tiếng Việt lớp 3: Vì sao người dân Tuyên Quang luôn mong chờ lễ hội Trung thu?
Trả lời:
– Vì Lễ hội Trung thu là dịp để người dân Tuyên Quang sống lại với tuổi thơ đầy sắc màu.
Câu 5 trang 21 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nói về một loại đèn Trung thu em thích
Trả lời:
– Em thích nhất là chiếc đèn lồng, đèn có hình tròn phía trong có thể thắp nến cho sáng, một số loại đèn còn có sẵn đèn điện và nhạc phát ra
Trả lời:
– Em thích nhất là chiếc đèn lồng, đèn có hình tròn phía trong có thể thắp nến cho sáng, một số loại đèn còn có sẵn đèn điện và nhạc phát ra