Bài 1: Gió sông Hương

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây

Nội dung chính Gió sông Hương:

Bài đọc kể về bạn Uyên một bạn gái người Huế mới chuyển ra Hà Nội, bạn Uyên rất dịu dàng, nhẹ nhàng. Giọng nói của bạn rất hay và truyền cảm.  

* Khởi động

Câu hỏi trang 40 sgk Tiếng Việt lớp 3: Giới thiệu bản thân em với một người bạn mới quen.

Trả lời:

Chào bạn, xin tự giới thiệu mình tên đầy đủ là Phạm Thị Lan Anh. Mình theo học tại ngôi trường Tiểu học Bích Khuê, lớp 2/1. Mình thích nhất là được ăn các món ngon làm từ thịt gà, được học Toán và học Tiếng Anh, và cả đi chơi công viên vào cuối tuần nữa.

Khám phá và luyện tập

1. Đọc và trả lời câu hỏi: 

Văn bản: Gió sông Hương

1. Uyên chuyển trường theo ba mẹ ra Hà Nội. Em nhớ ngôi nhà nhỏ bên Cồn Hến và con đường Lê Lợi rợp bóng cây. Em nhớ mỗi sáng đến lớp, gió sông Hương nhẹ đùg mái tóc. Mẹ vừa đưa em đến trường vừa kể chuyện Huế xưa…

2. Trường mới có nhiều bạn nên Uyên thêm bối rối. Vừa thấy Uyên, các bạn xúm lại hỏi:

– Quê bạn ở đâu?

– Mình ở Huế. – Uyên rụt rè.

Giọng em ngọt ngào đến lạ. Các bạn lần đầu nghe giọng Huế, mắt cứ tròn xoe.

3. Giờ Tiếng Việt, cô giáo bảo:

– Mời bạn Uyên tự giới thiệu nào!

Em lấy hết tự tin để giới thiệu về mình:

– Em chào cô và các bạn! Em là Tôn Nữ Nhã Uyên…

– Giọng Nhã Uyên hay quá! – Có tiếng thì thầm.

Một bạn đề nghị:

– Bạn Uyên đọc thơ bằng giọng Huế đi!

Cô giáo nhìn em khích lệ, Uyên ngập ngừng rồi cất giọng dịu dàng đọc một đoạn trong bài Mời bạn về thăm xứ Huế của nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng:

Mời bạn về thăm xứ Huế

Có núi Ngự Bình thông reo

Có dòng Hương Giang thơ mộng

Thuyền ai nhẹ lướt mái chèo…

4. Lớp học hôm ấy như có gió sông Hương mát lành thổi tới. Uyên đã mang giọng nói quê hương sâu lắng ra Thủ đô thân thương…

Trần Bảo Nguyên

* Câu hỏi, bài tập: 

Câu 1 trang 41 sgk Tiếng Việt lớp 3: Trường mới của Nhã Uyên ở đâu

Trả lời:

– Trường mới của Nhã Uyên ở Hà Nội

Câu 2 trang 41 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đến nơi ở mới, Uyên nhớ những gì ở Huế?

Trả lời:

Em nhớ ngôi nhà nhỏ bên Cồn Hến và con đường Lê Lợi rợp bóng cây. Em nhớ mỗi sáng đến lớp, gió sông Hương nhẹ đùa mái tóc. Mẹ vừa đưa em đến trường vừa kể chuyện Huế xưa

Câu 3 trang 41 sgk Tiếng Việt lớp 3: Giọng của Nhã Uyên được tả bằng những từ ngữ nào?

Trả lời:

– Giọng của Nhã Uyên được tả bằng những từ ngữ ngọt ngào, dịu dàng, sâu lắng 

Câu 4 trang 41 sgk Tiếng Việt lớp 3: Vì sao lớp học hôm ấy như có gió sông Hương thổi tới?

Trả lời:

– Lớp học hôm ấy như có gió sông Hương thổi tới vì Uyên đã mang giọng nói quê hương sâu lắng ra thủ đô thân thương.

Câu 5 trang 41 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nói về đặc điểm của một người bạn mà em yêu mến.

Trả lời:

Em có một người bạn rất thân tên là Hoài. Cậu ấy có vóc dáng cao ráo, mảnh mai cùng nước da trắng hồng. Khuôn mặt Hoài có hình trái xoan, cùng đôi mắt đen lay láy như than tre. Đặc biệt, cậu ấy có một chiếc lúm đồng tiền ở bên má trái, mà phải cười thật tươi thì mới hiện ra. Hoài có mái tóc đen dài đến giữa lưng rất mượt. Cậu ấy thường buộc đuôi ngựa, nên trông rất năng động. Vì bị cận thị nhẹ, nên khi học hay đọc sách thì Hoài phải dùng kính, còn bình thường thì không. Ở trường, bạn bè và thầy cô đều yêu quý Hoài vì cậu ấy có đức tính hiền lành, chăm chỉ lại thật thà. Cậu ấy thường xung phong trực nhật thay cho các bạn bị ốm. Tài năng nổi bật nhất của Hoài là múa ba lê. Ước mơ của cậu ấy là trở thành một nghệ sĩ múa trong tương lai. Em rất ủng hộ Hoài. Mong rằng, khi lớn lên, chúng em vẫn là bạn bè thân thiết của nhau.

2. Đọc một truyện về thiếu nhi:

Câu hỏi trang 42 sgk Tiếng Việt lớp 3:

a. Viết vào Phiếu đọc sách những điều em thấy thú vị. 

b. Chia sẻ với bạn về đặc điểm của một nhân vật em thích trong truyện 

Trả lời: 

Đọc truyện Cổ tích Cây bút thần: 

a. Trong câu truyện Cây bút thần em thấy thú vị nhất là chiếc bút vẽ thần kì của Mã Lương có thể vẽ ra biết bao nhiêu đồ vật biến thành đồ vật thật giúp đỡ cho những người dân nghèo.

b. Em rất thích nhân vật Mã Lương vì cậu bé vừa có tài năng lại rất tốt bụng. 

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 900

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống