Tuần 5

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 10: Con đường đến trường sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 10.

Đọc: Con đường đến trường trang 47, 48

Nội dung chính Con đường đến trường:

Bài đọc “Con đường đến trường” nói về con đường đến trường của các bạn nhỏ vùng cao. Con đường đến trường khó khăn và vất vả vì đường lầy lội và trơn trượt, nhiều sỏi đá. Thế nhưng, các bạn nhỏ đều rất ham học, vượt đoạn đường dài đến trường và chẳng nghỉ buổi học nào.

* Khởi động:

Câu hỏi trang 46 sgk Tiếng Việt lớp 3: Trao đổi với bạn: Em thích quan sát những gì trên đường đi học?

Trả lời:

Trên đường đi học, em thích quan sát cây cối, hoạt động của mọi người xung quanh.

Văn bản: Con đường đến trường

Con đường đưa tôi đến trường nằm vắt vẻo lưng chừng đồi. Mặt đường mấp mô. Hai bên đường lúp xúp những bụi cây cỏ dại, cây lạc tiên. Cây lạc tiên ra quả quanh năm. Vì thế, con đường luôn phảng phất mùi lạc tiên chín. Bọn con gái lớp tôi hay tranh thủ hái vài quả để vừa đi vừa nhấm nháp.

Có đoạn, con đường như buông mình xuống chân đồi. Ngày nắng, tôi và lũ bạn thường thi xem ai chạy nhanh hơn. Gió vù vù bên tai. Đất dưới chân xốp nhẹ như bông, thỉnh thoảng một viên đá dăm hay một viên sỏi nhói nhẹ vào gan bàn chân.

Vào mùa mưa, con đường lầy lội và trơn trượt. Để khỏi ngã, tôi thường tháo phăng đôi dếp nhựa và bước đi bằng cách bấm mười đầu ngón chân xuống mặt đường. Đôi khi chúng tôi phải đi cắt qua cánh rừng vầu, rừng nứa vì nhiều khúc đường ngập trong nước lũ.

Cô giáo tôi là người vùng xuôi. Bàn chân cô lẫn vào bàn chân học trò trên con đường đi học. Ấy là do nhiều hôm mưa rét, cô thường đón đường, đi cùng chúng tôi vào lớp. Vì thế, tôi chẳng nghỉ buổi học nào.

(Đỗ Đăng Dương)

* Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 3: Ở đoạn 1, con đường đến trường của bạn nhỏ hiện lên như thế nào?

Trả lời:

Hình dáng con đường: nằm vắt vẻo lưng chừng đồi

Bề mặt đường: mặt đường mấp mô

Hai bên đường: lúp xúp những bụi cây cỏ dại, cây lạc tiên.

Câu 2 trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 3: Con đường được miêu tả như thế nào?

– Vào những ngày nắng

– Vào những ngày mưa

Trả lời:

– Vào những ngày nắng: con đường như vuông mình xuống chân đồi, đất dưới chân xốp nhẹ như bông, thỉnh thoảng một viên đá dăm hay một viên sỏi nhói nhẹ vào gan bàn chân.

– Vào những ngày mưa: con đường lấy lội và trơn trượt.

Câu 3 trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 3: Vì sao các bạn nhỏ không nghỉ buổi học nào kể cả khi trời mưa rét?

Trả lời:

Nhiều hôm mưa rét, cô giáo thường đón đường, đi cùng các bạn nhỏ vào lớn. Vì thế các bạn nhỏ không nghỉ buổi học nào.

Câu 4 trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 3: Theo em, bạn nhỏ có tình cảm như thế nào với cô giáo?

Trả lời:

Theo em, bạn nhỏ rất yêu cô giáo, bạn nhỏ hiểu được tình yêu thương bao la của cô giáo dành cho các bạn nhỏ và nỗi vất vả của cô giáo khi đón các bạn nhỏ đi học.

Câu 5 trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 3: Con đường đi học của các bạn nhỏ trong bài gợi cho em những suy nghĩ gì?

Trả lời:

Các bạn nhỏ trong bài đọc rất ham học. Dù con đường đến trường rất vất vả và gặp nhiều khó khăn nhưng các bạn nhỏ vẫn vượt qua được những điều đó và đến lớp đều đặn, không nghỉ buổi nào.

Viết trang 48

Ôn chữ viết hoa: D, Đ

Câu 1 trang 48 sgk Tiếng Việt lớp 3: Viết tên riêng: Bình Dương

Trả lời:

– Học sinh luyện viết tên riêng: Bình Dương

– Chú ý viết hoa các chữ cái B, D

Câu 2 trang 48 sgk Tiếng Việt lớp 3: Viết câu:

Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông.

(Nguyễn Du)

Trả lời:

– Cách viết:

+ Viết hoa chữ cái đầu câu: Dưới, Đầu

+ Chú ý cách nối chữ, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, độ cao của các chữ cái, cách đặt dấu chấm cuối câu.

Luyện tập trang 48, 49

* Luyện từ và câu:

Câu 1 trang 48 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm những từ ngữ chỉ đặc điểm của con đường.

Trả lời:

Những từ ngữ chỉ đặc điểm của con đường là: khúc khuỷu, bằng phẳng, trơn trượt, ngoằn ngoèo, rộng rãi, …

Câu 2 trang 48 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm thêm các từ ngữ chỉ đặc điểm cho mỗi nhóm dưới đây và đặt câu với từ ngữ tìm được.

Trả lời:

Từ chỉ màu sắc: phớt hồng, xanh lam, đỏ mận, đen sì, nâu thẫm, vàng chóe, ….

Từ chỉ âm thanh: róc rách, lạch cạch, ào ào, vi vu, xào xạc, …

Từ chỉ hương vị: đắng, cay, mặn, ….

Câu 3 trang 48 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chọn từ chỉ đặc điểm trong khung thay cho ô vuông.

Trả lời:

Buổi sáng, Nam đạp xe tới trường trên con đường quen thuộc. Hè đã sang, mấy cành phượng vĩ nở hoa đỏ rực. Tiếng ve kêu râm ran giữa những tán lá sấu xanh um. Gần đến trường, khung cảnh nhộn nhịp hẳn lên. Mấy em bé lớp 1 chia tay mẹ vào lớp, vừa đi vừa ngoái lại: “Mẹ ơi, chiều mẹ đón con sớm nhé!”

* Luyện viết đoạn:

Câu 1 trang 49 sgk Tiếng Việt lớp 3: Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc đối với một người mà em yêu quý.

Trả lời:

Trong gia đình em, người mà em yêu quý nhất là mẹ. Hằng ngày, mẹ nấu cho em rất nhiều món ăn ngon và dạy em học bài. Em rất yêu mẹ của em, em sẽ cố gắng học hành chăm chỉ để mang về tặng mẹ thật nhiều điểm tốt.

Câu 2 trang 49 sgk Tiếng Việt lớp 3: Trao đổi bài của em với bạn.

Trả lời:

Học sinh trao đổi bài của mình với bạn, đọc bài của bạn và góp ý cho bạn. Sau đó lắng nghe bạn góp ý cho mình và sửa bài cho hay hơn.

* Vận dụng:

Câu hỏi trang 49 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm đọc những câu chuyện, bài văn, bài thơ, … về nhà trường.

Ví dụ:

Trả lời:

Các em tìm đọc những câu chuyện, bài văn, bài thơ, … về nhà trường.

Ví dụ:

Trường em

Trường em ngói mới đỏ hồng

Mọc lên tươi thắm giữa đồng lúa xanh

Gió về đồng lúa reo quanh

Vẫy chào những bước chân nhanh tới trường.

(Nguyễn Bùi Vợi)

Bài giảng: Bài 10: Con đường đến trường – Kết nối tri thức – Cô Hoàng Thị Thơ (Giáo viên SachGiaiBaiTap)

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

PRINTING ENDS HERE

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 1077

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống