Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3 – Kết Nối Tri Thức: tại đây
Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 19: Khi cả nhà bé tí sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 Bài 19.
Đọc: Khi cả nhà bé tí trang 90, 91
Nội dung chính Khi cả nhà bé tí:
Tuổi thơ của mỗi người đều thú vị, không ai giống ai và cũng không có thói quen như hiện tại. Trong đó, mỗi người là một vẻ đẹp, làm nên bức tranh gia đình ngập tràn yêu thương.
* Khởi động:
Câu hỏi trang 90 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chia sẻ với bạn câu chuyện về em khi còn bé qua lời kể của người thân.
Trả lời:
– Mẹ thường kể về tớ khi còn nhỏ. Tớ khá bướng bỉnh và không nghe lời mọi người, đồ chơi dùng tớ cũng nhanh chán. Những lần nói ngọng, cả nhà đều cười và nhại theo tớ. Tuổi thơ quả là nhiều điều lạ!
Văn bản: Khi cả nhà bé tí
Khi bà còn bé tí
Bà có nghịch lắm không
Dáng đi có hơi còng
Chăm quét nhà dọn dẹp?
Khi ông còn bé tí
Có nghiêm như bây giờ,
Có chau mặt chơi cờ
Có uống trà buổi sáng?
Khi bố còn bé tí
Có thích lái ô tô
Có say mê sửa đồ
Có hay xem bóng đá?
Khi mẹ còn bé tí
Có mải ngồi cắm hoa
Thích ra chợ gần nhà
Tối khuya ôm cuốn sách?
Khi còn còn bé tí
Chẳng đọc sách, chơi cờ
Chẳng dọn dẹp, chữa đồ
Cả ngày con đùa nghịch.
(Huỳnh Mai Liên)
* Trả lời câu hỏi:
Câu 1 trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 3: Bạn nhỏ đã hỏi về những ai?
Trả lời:
– Bạn nhỏ hỏi về tuổi thơ của từng người trong gia đình: bà, ông, bố, mẹ, con
Với bà: bà có nghịch lắm không? Dáng bà có còng không? Bà có chăm quét nhà dọn dẹp?
Với ông: ông có nghiêm như bây giờ? Có chau mặt chơi cờ? Có uống trà buổi sáng?
Với bố: bố có thích lái ô tô? Có say mê sửa đồ? Có hay xem bóng đá?
Với mẹ: mẹ có thích cắm hoa? Thích đi chợ gần nhà? Tối khuya ôm cuốn sách?
Câu 2 trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 3: Bạn nhỏ thắc mắc điều gì?
a. Bạn ấy thế nào khi còn bé?
b. Mọi người như thế nào khi còn bé?
c. Mọi người khi còn bé có giống bạn ấy không?
Trả lời:
– Bạn nhỏ thắc mắc: mọi người như thế nào khi còn bé? Tuổi thơ của mỗi người được so sánh với chính từng người họ.
Câu 3 trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 3: Hình ảnh của mỗi người trong gia đình hiện ra như thế nào trong suy nghĩ của bạn nhỏ?
Trả lời:
Hình ảnh của mỗi người hiện ra rất đa dạng trong suy nghĩ của bạn nhỏ:
– Bà là một người hiền lành, chăm chỉ và luôn lo toan việc nhà.
– Ông là người nghiêm túc, có những thú tao nhã.
– Bố là người thành công, đam mê học hỏi và tìm cho mình những cách để giải trí.
– Mẹ rất yêu cái đẹp, thông minh trong lựa chọn và tự biết nâng cao giá trị sống.
– Hình ảnh mình, bạn nhỏ thấy bản thân ham chơi, vui đùa vô tư không lo nghĩ gì cả.
Câu 4 trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 3: Em thích hình ảnh của ai nhất?
* Học thuộc lòng những khổ thơ em thích.
Trả lời:
– Em thích hình ảnh của mẹ nhất. Vì dù yêu cái đẹp, có thú vui riêng nhưng mà vẫn lo toan việc nhà, tự học hỏi đào sâu kiến thức trong bản thân mình. Mẹ lúc đó “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, trở thành người phụ nữ thông minh.
– Học sinh chọn những khổ thơ yêu thích, học thuộc từng câu trong các khổ, thuộc từng khổ rồi ghép lại hoàn chỉnh.
Nói và nghe: Những người yêu thương trang 91
Câu 1 trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đóng vai, hỏi – đáp về công việc yêu thích của những người thân trong gia đình.
Mẫu:
– Hằng ngày, bà của bạn thích làm gì?
– Bà tớ rất thích đọc báo. Bà thường đọc báo Sức khoẻ và Đời sống.
Trả lời:
Mình: – Ở nhà ông cậu thường làm gì?
Bạn: – Ông tớ thường dành thời gian ở nhà chăm sóc cây cảnh. Ông thực sự là người yêu cây cối.
Mình: – Còn bố cậu? Bố cậu có yêu thích cây trồng như ông không?
Bạn: – Không. Bố tớ hay làm cơm bữa cho gia đình. Bố tớ đảm như một người phụ nữ vậy!
Mình: – Vậy còn mẹ cậu? Chắc mẹ cậu sẽ có thời gian để làm việc khác nữa chứ?
Bạn: – Đúng rồi! Có thời gian rảnh, mẹ tớ thường xem tivi chuyên mục Ẩm thực Việt Nam.
Câu 2 trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 3: Kể về những việc em thích làm cùng người thân.
Trả lời:
– Khi ở với người thân, em thích được cùng làm các công việc trong nhà. Em thích được phụ mẹ nhặt rau, nấu cơm. Bố thường hay sửa đồ điện tử, nên em cũng hay tò mò nghịch đồ của bố. Những khi ông bận, em thường phụ ông tưới nước cho các chậu cây. Cây no nước xanh nõn, trông mà thích lắm!
Viết trang 92
Câu 1 trang 92 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nghe – viết: Khi cả nhà bé tí (3 khổ thơ cuối).
Trả lời:
Khi cả nhà bé tí
Khi bố còn bé tí
Có thích lái ô tô
Có say mê sửa đồ
Có hay xem bóng đá?
Khi mẹ còn bé tí
Có mải ngồi cắm hoa
Thích ra chợ gần nhà
Tối khuya ôm cuốn sách?
Khi con còn bé tí
Chẳng đọc sách, chơi cờ
Chẳng dọn dẹp, chữa đồ
Cả ngày con đùa nghịch.
– Học sinh nghe thầy cô đọc rõ ràng, viết đúng chính tả.
– Bài thơ có nhiều câu hỏi, nhưng thường chỉ tại vị trí cuối khổ thơ mới có dấu hỏi chấm “?”
Câu 2 trang 92 sgk Tiếng Việt lớp 3: Làm bài tập a hoặc b.
a. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn thay cho ô vuông.
b. Chọn tiếng trong bông hoa thay cho mỗi ô vuông.
Trả lời:
a. Các từ ngữ phù hợp để điền như sau:
– Trong vườn, cây lựu sai trĩu quả.
– Mẹ địu bé lên nương.
– Đàn chim sà xuống cây bằng lăng, hót líu lo.
b. Lựa chọn các tiếng thay cho ô vuông như sau:
– Bàn tay khéo léo của bố đã biến những mảnh gỗ vụn thành máy bay, ô tô, con vịt,…
– Mẹ bảo Duy không nên lười biếng, phải chăm tập thể dục hàng ngày.
– Anh Dũng giả làm tiếng kêu của các con vật rất giỏi.
– Ở lớp, Mai và Hà là đôi bạn cùng tiến.
Câu 3 trang 92 sgk Tiếng Việt lớp 3: Viết vào vở 1 – 2 câu đã hoàn thành ở bài tập 2.
Trả lời:
Các câu đã hoàn thành ở bài tập 2 gồm có:
– Trong vườn, cây lựu sai trĩu quả.
– Mẹ địu bé lên nương.
– Đàn chim sà xuống cây bằng lăng, hót líu lo.
– Bàn tay khéo léo của bố đã biến những mảnh gỗ vụn thành máy bay, ô tô, con vịt,…
– Mẹ bảo Duy không nên lười biếng, phải chăm tập thể dục hàng ngày.
– Anh Dũng giả làm tiếng kêu của các con vật rất giỏi.
– Ở lớp, Mai và Hà là đôi bạn cùng tiến.
* Vận dụng:
Câu hỏi trang 92 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đọc bài thơ Khi cả nhà bé tí cho người thân nghe. Hỏi về những công việc yêu thích của người thân khi còn bé.
Trả lời:
– Học sinh đọc bài thơ Khi cả nhà bé tí.
– Các câu hỏi về những công việc yêu thích của người thân khi còn bé như:
+ Khi còn bé, bố có thích chơi đồ chơi như con không?
+ Mẹ khi xưa có đóng vai làm cô giáo không ạ?
Bài giảng: Bài 19: Khi cả nhà bé tí – Kết nối tri thức – Cô Hoàng Thị Thơ (Giáo viên SachGiaiBaiTap)
Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
PRINTING ENDS HERE