Tuần 29

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3 – Kết Nối Tri Thức: tại đây

Lời giải Tiếng Việt lớp 3 Bài 20: Tiếng nước mình sách Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tập 2 Bài 20.

Đọc: Tiếng nước mình trang 91, 92

* Khởi động:

Câu hỏi trang 91 sgk Tiếng Việt lớp 3: Ngoài tiếng Việt, em còn biết thêm thứ tiếng nào khác? Nói 1-2 câu về thứ tiếng đó.

Trả lời:

Ngoài tiếng Việt, em biết thêm tiếng Anh. Ví dụ như :

Hello. My name is….I live in Vietnam.

How are you? – I am fine, thank you. And you?

* Đọc văn bản:

* Nội dung chính: Bài đọc “Tiếng nước mình” nói về sự phong phú của tiếng nước mình.

* Trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 92 sgk Tiếng Việt lớp 3:

Trả lời:

Dấu sắc, dấu nặng, dấu ngã, dấu huyền, dấu hỏi.

Câu 2 trang 92 sgk Tiếng Việt lớp 3: Ở khổ 1 và khổ 2, dấu sắc và dấu nặng được nhắc đến qua những tiếng nào? Tìm những hình ảnh so sánh được gợi ra từ những tiếng đó.

Trả lời:

– Ở khổ 1 và 2, các dấu sắc và dấu nặng được liên tưởng tới tiếng:

Dấu sắc- Bố

Dấu nặng- mẹ

– Những hình ảnh so sánh được gợi ra từ các tiếng đó là:

Cao như mây đỉnh núi / Bát ngát như trùng khơi.

Ngọt ngào như dòng sữa.

Câu 3 trang 92 sgk Tiếng Việt lớp 3: Trong bài thơ, dấu huyền, dấu hỏi gắn với tiếng nào? Mỗi tiếng đó gọi nhớ đến điều gì?

Trả lời:

Dấu huyền gắn với tiếng “làng” gợi nhớ tới quê hương, bến nước, sân đình, nơi đầy ắp những kí ức tuổi thơ.

Dấu hỏi gắn với tiếng “cỏ” gợi nhớ tới trò chơi chọi gà gắn liền với tuổi thơ hay thường chơi.

Câu 4 trang 92 sgk Tiếng Việt lớp 3: Hai câu thơ cuối nhắc đến tiếng nào? Tiếng đó có gì khác với những tiếng được nhắc tới trong bài thơ.

Trả lời:

Hai câu thơ cuối nhắc đến tiếng em.

Tiếng em khác với những tiếng được nhắc tới trong bài ở chỗ là tiếng em không có dấu, còn những tiếng khác đều có dấu.

Đọc mở rộng trang 92, 93

Câu 1 trang 92 sgk Tiếng Việt lớp 3: Đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ… về quê hương, đất nước và viết phiếu đọc sách theo mẫu.

Trả lời:

PHIẾU ĐỌC SÁCH

Tên sách: Quê nội

Nội dung chính: Viết về cuộc sống ở 1 làng quê ven sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam vào những ngày sau Cách mạng tháng Tám và những năm đầu của cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp.

Tác giả: Võ Quảng

Chi tiết thú vị: Đoạn miêu tả cảnh vượt thác.

Mức độ yêu thích: 5 sao

Câu 2 trang 93 sgk Tiếng Việt lớp 3: Chia sẻ với bạn chi tiết thú vị về nhân vật, cảnh vật, sự việc được nói đến trong bài đã đọc.

Trả lời:

Với nội dung mang đậm phong vị đất và người xứ Quảng, “Quê nội” mô tả cuộc sống nơi làng quê, thông qua những sinh hoạt thường ngày của nhân vật “tôi” – một đứa trẻ tên Cục sinh sống tại Hòa Phước, và Cù Lao – một cậu bé trạc tuổi Cục, mới theo cha quay trở về. Từ những công việc bình dị như làm cỗ mừng, thăm nhà thầy cúng, chăn trâu, nuôi tằm,… cho đến lớp học thêm của thầy Lê Hảo hay buổi dự khán các hoạt động của đội tự vệ làng, đôi lúc Cục và Cù Lao đưa độc giả trở về những ngày ấu thơ yên. ổn nơi làng quê, đôi khi lại là từng giây phút khi nhân dân đồng tâm tham gia cách mạng.

Luyện tập trang 93, 94

* Luyện từ và câu

Câu 1 trang 93 sgk Tiếng Việt lớp 3: Tìm từ ngữ thích hợp thay cho mỗi chỗ trống

Trả lời:

Đất nước Việt Nam

Thủ đô: Hà Nội

Quốc kì: lá cờ đỏ sao vàng

Quốc ca: Tiến quân ca

Ngôn ngữ: Tiếng Việt

Nghệ thuật truyền thống: Hát chèo, cải lương, hát xoan…

Cảnh đẹp: vịnh Hạ Long, Phú Quốc, Sapa…

Câu 2 trang 93 sgk Tiếng Việt lớp 3: Câu ở cột A thuộc kiểu câu nào ở cột B

Trả lời:

Câu 1,2,3 – Câu cảm

Câu 4 – Câu khiến

Câu 3 trang 94 sgk Tiếng Việt lớp 3:

Đặt một câu cảm và một câu khiến trong tình huống sau:

– Bày tỏ cảm xúc về một cảnh đẹp của quê hương em.

– Đưa ra một yêu cầu về việc bảo vệ, giữ gìn cảnh đẹp quê hương.

Trả lời:

– Vịnh Hạ Long trông thật kì vĩ làm sao!

– Đừng vứt rác xuống bãi biển nhé! Chúng ta phải chung tay bảo vệ môi trường nhé!

* Luyện viết đoạn:

Câu 1 trang 94 sgk Tiếng Việt lớp 3: Nêu cảm xúc của em về cảnh đẹp vịnh Hạ Long.

Trả lời:

– Yêu thích mây trời, núi non, sóng nước,….

– Tự hào

Câu 2 trang 94 sgk Tiếng Việt lớp 3:

Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh đẹp đất nước.

Trả lời:

Vịnh Hạ Long được Unesco nhiều lần công nhận là Di sản thiên nhiên của Thế giới với hàng nghìn hòn đảo được làm nên bởi tạo hoá kỳ vĩ và sống động. Non nước, mây trời vịnh Hạ Long vào lúc sương giăng buổi sớm hay khi hoàng hôn buông đều mang vẻ đẹp tựa chốn thần tiên. Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh thủy mặc khổng lồ vô cùng sống động với hàng ngàn đảo đá. Có chỗ thì quây quần, tụ lại xúm xít chen chân, có chỗ lại tách rời riêng biệt tạo những nét chấm phá cực kỳ tài nghệ. Em vô cùng tự hào khi được sinh ra và lớn lên tại đất nước xinh đẹp mà ở đó có một danh lam thắng cảnh đẹp nức tiếng như vậy.

Câu 3 trang 94 sgk Tiếng Việt lớp 3: Trao đổi bài làm với bạn để sửa lỗi và bổ sung ý hay.

Trả lời:

Em chia sẻ đoạn văn với bạn cùng đọc và góp ý.

* Vận dụng

Câu hỏi trang 94 sgk Tiếng Việt lớp 3: Sưu tầm tranh, ảnh, bài văn, bài thơ,… về cảnh đẹp đất nước ta.

Xem thêm lời giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

PRINTING ENDS HERE

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1098

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống