Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7 – Cánh Diều: tại đây
Bài 1 trang 17 Tin học lớp 7: Tìm hiểu Quick access
1) Hiển thị nội dung Quick access:
– Mở cửa sổ File Explorer.
– Hoặc nháy chuột vào mục Quick access trong vùng điều hướng của cửa sổ File Explorer đang mở.
2) Quan sát và cho biết thanh tiêu để hiển thị gì?
3) Quan sát vùng hiển thị nội dung và cho biết có những gì được hiển thị?
4) Rút ra kết luận Quick access để làm gì? Khi nào thì nên dùng nó?
Trả lời:
1) Mở cửa sổ File Explorer.
2) Thanh tiêu đề hiển thị file đã sử dụng trước đó trong máy tính.
3) Vùng nội dung hiển thị thư mục và file đã lưu trong máy tính.
4) Quick access để xem lại file đã mở trước đó. Khi ta cần mở lại file đã mở trước đó thì ta dùng Quick access để tìm kiểm file nhanh hơn.
Bài 2 trang 17 Tin học lớp 7: Khám phá vùng điều hướng.
1) Nháy chuột vào một mục nào đó trong vùng điều hướng, quan sát thanh tiêu đề, vùng hiển thị nội dung và cho biết tác dụng của thao tác.
2) Trỏ chuột vào một mục nào đó trong vùng điều hướng, nếu có dấu trỏ xuống hay dấu trỏ sang phải cạnh tên mục, hãy nháy chuột vào dấu này và cho biết tác dụng của thao tác.
Trả lời:
1) Khi ta nháy chuột vào mục trong vùng điều hướng sẽ xuất hiện cửa sổ bên tay phải hiển thị thư mục và file đã lưu.
2) Tác dụng: Dùng để mở thư mục và file đã lưu trong tên mục.
Bài 3 trang 17 Tin học lớp 7: Xem nội dung một thư mục cụ thể.
1) Nháy đúp chuột vào biểu tượng một thư mục.
2) Quan sát vùng hiển thị nội dung một thư mục và cho biết:
– Tệp nào mới được sửa đổi gần đây nhất? Tệp nào kích thước lớn nhất?
– Có bao nhiêu tệp văn bản Word?
Trả lời:
1) Khi nháy đúp vào biểu tượng thư mục sẽ mở file lưu trong thư mục.
2) Tệp sửa đổi gần đây sẽ nằm ở vị trí đầu tiên.
Tệp kích thước lớn nhất sẽ nằm theo thứ tự khi ta mở file.
Ta có thể lưu nhiều tệp văn bản trong thư mục.
Bài 4 trang 18 Tin học lớp 7: Khám phá cách hiển thị nội dung thư mục bằng cách lựa chọn ở trên dài lệnh View.
1) Trỏ chuột vào mỗi lệnh trong nhóm lệnh Layout và cho biết kết quả.
2) Nháy chuột chọn (hoặc bỏ chọn) File name extensions trong nhóm lệnh Show/hide và cho biết kết quả.
3) Trong nhóm lệnh Current view nháy chuột chọn Sort by và cho biết tên những mục đang được đánh dấu trong danh sách thả xuống.
4) Nháy chuột để thay đổi đánh dấu sang mục khác, quan sát vùng hiển thị nội dung và cho biết sự thay đổi.
Trả lời:
1) Khi trỏ chuột vào lệnh trong nhóm lệnh Layout dùng để sắp xếp nội dung hiển thị.
2) Nháy chuột chọn (hoặc bỏ chọn) File name extensions trong nhóm lệnh Show/hide sẽ hiển thị hoặc ẩn các kí tự được thêm vào cuối tệp để xác định loại hoặc định dạng tệp.
3) Khi sử dụng lệnh Sort By sẽ dùng để sắp xếp nội dung theo tên, kích thước, ngày,…
4) Khi ta chọn mục khác thì nội dung sẽ hiển thị theo mục mà ta đánh dấu.
Bài 5 trang 18 Tin học lớp 7: Đuôi tên tệp và phần mềm để mở một số kiểu tệp.
Quan sát và trả lời các câu hỏi sau đây (mở xem các thư mục khác nếu cần):
1) Tệp có đuôi là “pdf”, “rar”, “zip” có thể mở bằng phần mềm ứng dụng nào?
2) Em nhận được cảnh báo gì khi thay đổi một đuôi tên tệp?
Trả lời:
1) Tệp có đuôi “pdf” có thể mở bằng phần mềm pdf, google chrome, phần mềm word,…
Tệp có đuôi “rar”, “zip” ta phải tiến hành giải nén tệp bằng phần mềm 7-Zip hoặc WinRaR, sau khi giải nén ta sẽ được thư mục chứa tài liệu.
2) Cảnh báo khi đổi đuôi tệp. (Hình 2)
Bài 6 trang 18 Tin học lớp 7: Khám phá thanh đường dẫn.
Thao tác và trả lời các câu hỏi sau đây (Hình 2):
1) Nháy chuột vào mũi tên trỏ lên ở bên trái thanh đường dẫn, có thay đổi gì trong thanh đường dẫn và trong vùng hiển thị nội dung?
2) Nháy chuột vào mũi tên trở sang trái điều gì xảy ra?
3) Nháy chuột vào một tên thư mục trong thanh đường dẫn, điều gì xảy ra?
Trả lời:
1) Nháy chuột vào mũi tên trỏ lên ở bên trái thanh đường dẫn sẽ di chuyển lên phía trên của từng thư mục. Và sẽ thay đổi nội dung theo thư mục.
2) Nháy chuột vào mũi tên trỏ bên trái sẽ quay lại vị trí phía trước của thư mục.
3) Nháy chuột vào một tên thư mục sẽ hiển thị đầy đủ đường dẫn đến thư mục.
Vận dụng trang 18 Tin học lớp 7:
Trả lời:
Theo em, ta nên sắp xếp theo tên sẽ dễ tìm kiếm hơn. Nhưng tùy vào mục đích sử dụng thì ta có thể để theo tên hoặc thời gian sửa đổi gần nhất dựa vào nhu cầu người dùng.