Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
- Giải Sách Bài Tập Toán Lớp 10
- Sách Giáo Viên Đại Số Lớp 10
- Sách giáo khoa đại số 10
- Sách giáo khoa hình học 10
- Sách Giáo Viên Hình Học Lớp 10
- Sách giáo khoa đại số 10 nâng cao
- Sách Giáo Viên Đại Số Lớp 10 Nâng Cao
- Giải Toán Lớp 10 Nâng Cao
- Sách giáo khoa hình học 10 nâng cao
- Sách Giáo Viên Hình Học Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Đại Số Lớp 10
- Sách Bài Tập Hình Học Lớp 10
- Sách Bài Tập Đại Số Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Hình Học Lớp 10 Nâng Cao
Sách giải toán 10 Bài 2: Hàm số y = ax + b giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 10 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:
Trả lời câu hỏi Toán 10 Đại số Bài 2 trang 40: Vẽ đồ thị của các hàm số: y = 3x + 2; y = – 1/2 x+5
Lời giải
Trả lời câu hỏi Toán 10 Đại số Bài 2 trang 40: Cho hàm số hằng y = 2
Xác định giá trị của hàm số tại x = -2; -1; 0; 1; 2.
Biểu diễn các điểm (-2;2), (-1;2), (0;2), (1;2), (2;2) trên mặt phẳng tọa độ.
Nêu nhận xét về đồ thị của hàm số y = 2.
Lời giải
+) Tại x = –2; –1; 0; 1; 2 thì y = 2
+) Đồ thị của hàm số y = 2 là đường thẳng song song với trục hoành và cắt trục tung tại điểm (0; 2).
Bài 1 (trang 41-42 SGK Đại số 10): Vẽ đồ thị của các hàm số:
a) y = 2x – 3;
b) y = √2;
d) y = |x| – 1.
Lời giải:
a) y = 2x – 3.
+ x = 1 thì y = 2.1 – 3 = –1. Vậy điểm (1 ; –1) thuộc đồ thị hàm số.
+ x = 0 thì y = 2.0 – 3 = –3. Vậy điểm (0 ; –3) thuộc đồ thị hàm số.
b) Đồ thị hàm số y = √2 là đường thẳng song song với trục hoành và qua điểm B(0 ; √2)
c)
+ x = 2 thì y = 4. Vậy điểm (2; 4) thuộc đồ thị hàm số.
+ x = 4 thì y = 1. Vậy điểm (4; 1) thuộc đồ thị hàm số.
d) y = |x| – 1 hay
Vậy đồ thị hàm số y = |x| – 1 là hợp của hai nửa:
+ Nửa đồ thị là đường thẳng y = x – 1 trong khoảng (0; +∞).
+ Nửa đồ thị là đường thẳng y = –x – 1 trong khoảng (–∞; 0).
Bài 2 (trang 42 SGK Đại số 10): Xác định a, b để đồ thị của hàm số y = ax + b đi qua các điểm
a) A(0;3) và B (3/5; 0)
b) A(1; 2) và B(2; 1);
c) A(15; -3) và B(21; -3).
Lời giải:
a) A(0;3) thuộc đồ thị hàm số y = ax + b ⇒ 3 = a.0 + b ⇒ b = 3.
B (3/5; 0) thuộc đồ thị hàm số y = ax + b ⇒ 0 = a.3/5 + 3 ⇒ a = –5.
Vậy a = –5; b = 3.
b) A(1; 2) thuộc đồ thị hàm số y = ax + b ⇒ 2 = a.1 + b ⇒ b = 2 – a (1)
B (2; 1) thuộc đồ thị hàm số y = ax + b ⇒ 1 = 2.a + b (2)
Thay (1) vào (2) ta được: 2a + 2 – a = 1 ⇒ a = –1 ⇒ b = 2 – a = 3.
Vậy a = –1; b = 3.
c) A(15; –3) thuộc đồ thị hàm số y = ax + b ⇒ –3 = 15.a + b ⇒ b = –3 – 15.a (1)
B (21; –3) thuộc đồ thị hàm số y = ax + b ⇒ –3 = 21.a + b ⇒ b = –3 – 21.a (2)
Từ (1) và (2) suy ra –3 – 15.a = –3 – 21.a ⇒ a = 0 ⇒ b = –3.
Vậy a = 0; b = –3.
Bài 3 (trang 42 SGK Đại số 10): Viết phương trình y = ax + b của các đường thẳng:
a) Đi qua hai điểm A(4;3), B(2 ; -1);
b) Đi qua điểm A(1 ; -1) và song song với Ox.
Lời giải:
a)
+ A (4; 3) thuộc đường thẳng y = ax + b ⇒ 3 = 4.a + b (1)
+ B (2; –1) thuộc đường thẳng y = ax + b ⇒ –1 = 2.a + b (2)
Lấy (1) trừ (2) ta được: 3 – (–1) = (4a + b) – (2a + b)
⇒ 4 = 2a ⇒ a = 2 ⇒ b = –5.
Vậy đường thẳng đi qua hai điểm A(4;3), B(2 ; –1) là y = 2x – 5.
b)
+ Đường thẳng song song với Ox có dạng y = b.
+ Đường thẳng đi qua điểm A(1 ; –1) nên b = – 1.
Vậy đường thẳng cần tìm là y = –1.
Bài 4 (trang 42 SGK Đại số 10): Vẽ đồ thị của các hàm số
Lời giải:
a) Đồ thị hàm số là hợp của hai phần đồ thị
+ Phần thứ nhất là nửa đường thẳng y = 2x giữ phần bên phải trục tung.
+ Phần thứ hai là nửa đường thẳng y = –1/2. x giữ phần bên trái trục tung.
b) Đồ thị hàm số là hợp của hai phần:
+ Phần thứ nhất là nửa đường thẳng x + 1 giữ lại các điểm có hoành độ ≥ 1.
+ Phần thứ hai là nửa đường thẳng –2x + 4 giữ lại các điểm có hoành độ < 1.