Xem toàn bộ tài liệu Lớp 10: tại đây
- Giải Sách Bài Tập Toán Lớp 10
- Sách Giáo Viên Đại Số Lớp 10
- Sách giáo khoa đại số 10
- Sách giáo khoa hình học 10
- Sách Giáo Viên Hình Học Lớp 10
- Sách giáo khoa đại số 10 nâng cao
- Sách Giáo Viên Đại Số Lớp 10 Nâng Cao
- Giải Toán Lớp 10 Nâng Cao
- Sách giáo khoa hình học 10 nâng cao
- Sách Giáo Viên Hình Học Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Đại Số Lớp 10
- Sách Bài Tập Hình Học Lớp 10
- Sách Bài Tập Đại Số Lớp 10 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Hình Học Lớp 10 Nâng Cao
Sách giải toán 10 Ôn tập chương 1 giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 10 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:
Bài 1 (trang 24 SGK Đại số 10): Xác định tính đúng sai của mệnh đề phủ định A− theo tính đúng sai của mệnh đề A.
Lời giải:
A đúng thì A− sai
A sai thì A− đúng
Trong đó A− là mệnh đề phủ định của mệnh đề A.
Bài tập trắc nghiệm
Bài 2 (trang 24 SGK Đại số 10): Thế nào là mệnh đề đảo của mệnh đề A ⇒ B ? Nếu A ⇒ B là mệnh đề đúng thì mệnh đề đảo của nó đúng không ? Cho ví dụ minh họa.
Lời giải:
+ Mệnh đề đảo của mệnh đề A ⇒ B là mệnh đề B ⇒ A.
+ Nếu mệnh đề A ⇒ B đúng thì mệnh đề B ⇒ A có thể đúng hoặc sai.
Ví dụ:
+ Mệnh đề A: “ΔABC là tam giác đều”.
Mệnh đề B: “ΔABC có AB = BC = CA”
Mệnh đề A ⇒ B là mệnh đề đúng và mệnh đề B ⇒ A cũng là mệnh đề đúng.
+ Mệnh đề A: “ΔABC là tam giác đều”
Mệnh đề B: “ΔABC có AB = BC ”
Mệnh đề A ⇒ B là mệnh đề đúng nhưng mệnh đề B ⇒ A sai.
Bài tập trắc nghiệm
Bài 3 (trang 24 SGK Đại số 10): Thế nào là hai mệnh đề tương đương?
Lời giải:
A và B là hai mệnh đề tương đương nếu cả hai mệnh đề A ⇒ B và B ⇒ A đều đúng
Bài tập trắc nghiệm
Bài 4 (trang 24 SGK Đại số 10): Nêu định nghĩa tập hợp con của một tập hợp và định nghĩa hai tập hợp bằng nhau.
Lời giải:
– Tập hợp con: Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều là phần tử của tập hợp B thì ta nói rằng tập hợp A là tập hợp con của tập hợp B.
Kí hiệu: A ⊂ B ⇔ ∀ x ∈ A thì x ∈ B
– Khi A ⊂ B và B ⊂ A ta nói tập hợp A bằng tập hợp B và viết là A = B.
Bài tập trắc nghiệm
Bài 5 (trang 24 SGK Đại số 10): Nêu các định nghĩa hợp, giao, hiệu và phần bù của hai tập hợp. Minh họa các khái niệm đó bằng hình vẽ.
Lời giải:
– Giao của hai tập hợp: A ∩ B = {x | x ∈ A và x ∈ B}
– Hợp của hai tập hợp: A ∪ B = {x | x ∈ A hoặc x ∈ B}
– Hiệu của A và B: A \ B = {x | x ∈ A và x ∉ B}
– Phần bù của B trong A: Nếu B ⊂ A thì A \ B gọi là phần bù của B trong A, kí hiệu: CAB.
– Hình minh họa:
Bài tập trắc nghiệm
Bài 6 (trang 24 SGK Đại số 10): Nêu định nghĩa đoạn [a; b], khoảng (a; b), nửa khoảng [a; b), (a; b], (-∞; b], [a; +∞). Viết tập hợp R các số dưới dạng một khoảng.
Lời giải:
– Đoạn: [a; b] = {x ∈ R | a ≤ x ≤ b}
– Khoảng: (a; b) = {x ∈ R | a < x < b}
– Nửa khoảng:
[a; b) = {x ∈ R | a ≤ x < b}
(a; b] = {x ∈ R | a < x ≤ b}
(-∞; b] = {x ∈ R | x ≥ b}
[a; +∞) = {x ∈ R | x ≥ a}
– Tập hợp R = (-∞; +∞)
Bài tập trắc nghiệm
Bài 7 (trang 24 SGK Đại số 10): Thế nào là sai số tuyệt đối của một số gần đúng? Thế nào là độ chính xác của một số gần đúng?
Lời giải:
được gọi là sai số tuyệt đối của số gần đúng a.
được gọi là độ chính xác của số gần đúng a.
Bài tập trắc nghiệm
Bài 8 (trang 24 SGK Đại số 10): Cho tứ giác ABCD. Xét tính đúng sai của mệnh đề P ⇒ Q với:
a) P = “ABCD là một hình vuông”,
Q = “ABCD là một hình bình hành”;
b) P = “ABCD là một hình thoi”,
Q = “ABCD là một hình chữ nhật”.
Lời giải:
a) Mệnh đề P ⇒ Q là “Nếu ABCD là một hình vuông thì nó là một hình bình hành”. Mệnh đề này đúng.
b) Mệnh đề P ⇒ Q là “Nếu ABCD là một hình thoi thì ABCD là một hình chữ nhật”. Mệnh đề này sai.
Bài tập trắc nghiệm
Bài 9 (trang 25 SGK Đại số 10): Xét mối quan hệ bao hàm giữa các tập hợp sau:
A là tập hợp các hình tứ giác;
B là tập hợp các hình bình hành;
C là tập hợp các hình thang;
D là tập hợp các hình chữ nhật;
E là tập hợp các hình vuông;
G là tập hợp các hình thoi.
Lời giải:
– Vì hình vuông là hình chữ nhật nên E ⊂ D.
– Vì hình chữ nhật là hình bình hành nên D ⊂ B.
– Vì hình bình hành là hình thang nên B ⊂ C.
– Vì hình thang là hình tứ giác nên C ⊂ A.
Vậy E ⊂ D ⊂ B ⊂ C ⊂ A.
– Vì hình vuông là hình thoi nên E ⊂ G.
– Vì hình thoi là hình bình hành nên G ⊂ B.
Vậy E ⊂ G ⊂ B ⊂ C ⊂ A.
Bài tập trắc nghiệm
Bài 10 (trang 25 SGK Đại số 10): Liệt kê các phần tử của mỗi tập hợp sau:
a) A = {3k – 2 | k = 0, 1, 2, 3, 4, 5};
b) B = {x ∈ N | x ≤ 12};
c) C = {(-1)n | n ∈ N}.
Lời giải:
a)
k | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
3k – 2 | -2 | 1 | 4 | 7 | 10 | 13 |
Do đó: A = {-2, 1, 4, 7, 10, 13}.
b) B = {0; 1; 2; 3; … ; 12}
c) Vì n ∈ N nên:
(-1)n = 1 nếu n = 0 hoặc n chẵn
(-1)n = -1 nếu n lẻ.
Do đó: C = {1; -1}
Bài tập trắc nghiệm
Bài 11 (trang 25 SGK Đại số 10): Giả sử A, B là tập số và x là một số đã cho. Tìm các cặp mệnh đề tương đương trong các mệnh đề sau:
P = “x ∈ A ∪ B ” ; S = “x ∈ A và x ∈ B”
Q = “x ∈ A \ B” ; T = “x ∈ A hoặc x ∈ B”
R = “x ∈ A ∩ B” ; X = “x ∈ A và x ∉ B”
Lời giải:
Các mệnh đề tương đương:
P ⇔ T
R ⇔ S
Q ⇔ X
Bài tập trắc nghiệm
Bài 12 (trang 25 SGK Đại số 10): Xác định các tập hợp sau:
a) (-3; 7) ∩ (0; 10)
b) (-∞; 5) ∩ (2; +∞)
c) R \ (-∞; 3)
Lời giải:
a) (-3; 7) ∩ (0; 10) = (0; 7)
b) (-∞; 5) ∩ (2; +∞) = (2; 5)
c) R \ (-∞; 3) = [3; +∞)
Bài tập trắc nghiệm
Bài 13 (trang 25 SGK Đại số 10): Dùng máy tính bỏ túi hoặc bảng số để tìm giá trị của ∛12. Làm tròn kết quả nhận được đến chữ số thập phân thứ 3 và ước lượng sai số tuyệt đối.
Lời giải:
– Dùng máy tính ta có: ∛12 ≈ 2,289428485.
– Làm tròn đến 3 chữ số phần thập phân là: ∛12 ≈ 2,289.
– Sai số tuyệt đối: Δα = |2,289 – ∛12 | < |2,289 – 2,2895| < 0,0005.
Vậy sai số tuyệt đối không vượt quá 0,0005.
Bài tập trắc nghiệm
Bài 14 (trang 25 SGK Đại số 10): Chiều của một ngọn đồi là h = 347,13 ± 0,2m.
Hãy viết số quy tròn của số gần đúng 347,13.
Lời giải:
Ta có h = 347,13 ± 0,2m có độ chính xác đến hàng phần chục (độ chính xác bằng 0,2) nên ta quy tròn số đến hàng đơn vị.
Số quy tròn của 347,13 là 347 m.
Bài tập trắc nghiệm
Bài 15 (trang 25 SGK Đại số 10): Những quan hệ nào trong các quan hệ sau đây là đúng?
a) A ⊂ A ∪ B;
b) A ⊂ A ∩ B;
c) A ∩ B ⊂ A ∪ B;
d) A ∪ B ⊂ B;
e) A ∩ B ⊂ A.
Lời giải:
a) A ⊂ (A ∪ B) đúng vì A ∪ B chứa toàn bộ các phần tử của tập hợp A.
b) A ⊂ (A ∩ B) sai vì A ∩ B chỉ chứa những phần tử chung của A và B.
Sửa lại (A ∩ B) ⊂ A.
c) (A ∩ B) ⊂ (A ∪ B) đúng.
d) (A ∪ B) ⊂ B sai vì A ∪ B chứa cả những phần tử thuộc A.
e) (A ∩ B) ⊂ A đúng.
* Để dễ hiểu hơn bài tập này, các bạn quan sát lại kết quả bài 2 trang 15 sách giáo khoa.
Bài tập trắc nghiệm
Chọn phương án đúng trong các bài tập sau:
Bài 16 (trang 26 SGK Đại số 10): Cho các số thực a, b, c, d và a < b < c < d. Ta có
(A) (a; c) ∩ (b; d) = (b; c) (B) (a; c) ∩ (b; d) = [b; c)
(C) (a; c) ∩ [b; d) = [b; c] (D) (a; c) ∪ (b; d) = (b; d)
Lời giải:
Đáp án: A.
– B sai vì [b;c) chứa cả điểm b mà (b;d) không chứa điểm b.
– C sai vì (a; c) ∩ [b; d) = [b; c)
– D sai vì (a; c) ∪ (b; d) = (a; d)
Bài tập trắc nghiệm
Chọn phương án đúng trong các bài tập sau:
Bài 17 (trang 26 SGK Đại số 10): Biết P ⇒ Q là mệnh đề đúng. Ta có
(A) P là điều kiện cần để có Q;
(B) P là điều kiện đủ để có Q;
(C) Q là điều kiện cần và đủ để có P;
(D) Q là điều kiện đủ để có P.
Lời giải:
Đáp án B.
P ⇒ Q là mệnh đề đúng thì ta nói P là điều kiện đủ để có Q.
Bài tập trắc nghiệm