Xem toàn bộ tài liệu Lớp 11: tại đây
- Sách giáo khoa đại số và giải tích 11
- Sách Giáo Viên Đại Số Và Giải Tích Lớp 11
- Sách giáo khoa hình học 11
- Sách Giáo Viên Hình Học Lớp 11
- Giải Toán Lớp 11
- Giải Sách Bài Tập Toán Lớp 11
- Sách Giáo Viên Đại Số Và Giải Tích Lớp 11 Nâng Cao
- Sách giáo khoa đại số và giải tích 11 nâng cao
- Sách giáo khoa hình học 11 nâng cao
- Sách Giáo Viên Hình Học Lớp 11 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Đại Số Và Giải Tích Lớp 11
- Sách Bài Tập Đại Số Và Giải Tích Lớp 11 Nâng Cao
- Sách Bài Tập Hình Học Lớp 11 Nâng Cao
Sách giải toán 11 Bài 7: Phép đồng dạng (Nâng Cao) giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 11 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:
Bài 31 (trang 31 sgk Hình học 11 nâng cao): Chứng tỏ rằng nếu phép đồng dạng F biến tam giac ABC thành tam giác A’B’C thì trọng tâm, trực tâm, tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC lần lượt thành trọng tâm , trực tâm, tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác A’B’C.
Lời giải:
Gọi D là trung điểm của đoạn thẳng BC thì phép đồng dạng F biến điểm D thành trung điểm D’ của đoạn thẳng B’C’ và vì thế trung tuyến AD của tam giác ABC biến thành trung tuyến A’D’ của tam giác A’B’C’ . Đối với hai trung tuyến còn lại cũng vậy. Vì trọng tâm tam giác là giao điểm của các đường trung tuyến nên trọng tâm tâm giác ABC biến thành trọng tâm tam giác A’B’C’.
Gọi AH là đường cao của tam giác ABC (H Є BC). Khi đó phép đồng dạng F biến đường thẳng AH thành đường A’H. Vì AH ⊥ BC nên A’H’ ⊥ B’C’ , nói cách khác A’H’ là đường cao của tam giác A’B’C’. Đối với các đường cao khác cũng thế. Vì trực tâm tam giác là giao điểm của các đường ca nên trực tâm tam giác ABC biến thành trực tâm tam giác A’B’C’.
Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp của tam giác ABC thì OA = OB = OC nên nếu điểm O biến thành điểm O’ thì O’A’ = O’B’ = O’C’ = kOA = kOB = kOC, do đó O’ là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác A’B’C’
Bài 32 (trang 31 sgk Hình học 11 nâng cao): Chứng tỏ rằng các đa giác đều có cùng số cạnh thì đồng dạng với nhau
Lời giải:
Giả sử cho hai n-giác đều A1A2…An và B1B2…Bn có tâm lần lượt là O và O’. Đặt :
Gọi V là phép vị tự tâm O , tỉ số k và C1C2…Cn là ảnh của đa giác A1A2…An qua phép vị tự V . Hiển nhiên C1C2…Cn cũng là đa giác đều vì :
Nên C1C2 = B1B2. Vậy hai n-giác đều C1C2….Cn và B1B1…Bn có cạnh bằng nhau, tức là có phép dời hình D biến C1C2…Cn thành B1B2…Bn (xem BT22, chương I, SGK). Nếu gọi F là phép hợp thành của V và D thì F là phép đồng đạng biến A1A2…An thành B1B2…Bn.Vậy hai đa giác đều đó đồng dạng với nhau
Bài 33 (trang 32 sgk Hình học 11 nâng cao): Dựng tam giác ABC nếu biết hai góc
và một trong các yếu tố sau :
a) Đường cao AH = h;
b) Đường trung tuyến AM = m;
c) Bán kính R của đường tròn ngoại tiếp
Lời giải:
Ta chú ý rằng có thể dựng rất nhiều tam giác ABC với hai góc
bằng hai góc β và γ đã cho,nhưng các tam giác đó đều đồng dạng với nhau. Vậy ta chỉ cần chọn trong các tam giác đó một tam giác thỏa mãn điều kiện về yếu tố thứ ba đã cho. Ta suy ra cách dựng :
Dựng tam giác A’B’C’ có hai góc B’ và C’ lần lượt bằng β và γ. Cụ thể như sau : Dựng đoạn thẳng B’C’ tùy ý. Trên một nửa mặt phẳng có bờ B’C’ dựng tia B’x và
Hai tia đó cắt nhau tại A và có tam giác A’B’C’
Dựng đường cao AH’ của tam giác AB’C’. Nếu AH’= h thì AB’C’ là tam giác cần dựng
b) Tương tự như câu a
c) Dựng tam giác A’B’C’ như câu a) rồi dựng tâm O’ của đường tròn ngoại tiếp tam giác A’B’C’. Trên tai AO’ lấy điểm O sao cho AO = R rồi dựng đường tròn (O) đi qua A (tức là có bán kính bằng R). Hai tai AB’ và AC’ lần lượt cắt (O) tại các điểm B và C (khác A ). ABC là tam cần dựng.
X→