Chương 1: Khối đa diện

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 12: tại đây

Sách giải toán 12 Câu hỏi trắc nghiệm chương I giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 12 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Bài 1 (trang 17 SGK Hình học 12): Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

A) Số đỉnh và số mặt của một hình đa diện luôn bằng nhau;

B) Tồn tại hình đa diện có số đỉnh và số mặt bằng nhau;

C) Tồn tại một hình đa diện có số cạnh bằng số đỉnh;

D) Tồn tại một hình đa diện có số cạnh và số mặt bằng nhau;

Lời giải:

Chọn đáp án B: Tồn tại hình đa diện có số đỉnh và số mặt bằng nhau;

Ví dụ: Tứ diện có 4 đỉnh và bốn mặt.

Bài 2 (trang 27 SGK Hình học 12): Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

Số các đỉnh, hoặc các mặt của bất kì hình đa diện nào cũng:

A) Lớn hơn hoặc bằng 4

B) Lớn hơn 4

C) Lớn hơn hoặc bằng 5

D) Lớn hơn 5

Lời giải:

Chọn đáp án A. Lớn hơn hoặc bằng 4

Hình tứ diện có 4 đỉnh và 4 mặt.

Còn lại các hình đa diện đều có nhiều hơn 4 đỉnh hoặc 4 mặt.

Bài 3 (trang 27 SGK Hình học 12): Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

Số các cạnh của hình đa diện luôn luôn:

A)Lớn hơn hoặc bằng 6

B)Lớn hơn 6

C) Lớn hơn 7

D) Lớn hơn hoặc bằng 8

Lời giải:

Chọn đáp án A. Lớn hơn hoặc bằng 6.

Hình tứ diện có 6 cạnh.

Bài 4 (trang 28 SGK Hình học 12): Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

A) Khối tứ diện là khối đa diện lồi;

B) Khối hộp là khối đa diện lồi;

C) Lắp ghép hai khối hộp sẽ được một khối đa diện lồi;

D) Khối lăng trụ tam giác là khối đa diện lồi.

Lời giải:

Chọn đáp án C.

Ví dụ: Khối đa diện (H) dưới đây lắp ghép bởi hai hình hộp chữ nhật đều là đa diện lồi nhưng (H) không phải khối đa diện lồi.

Bài 5 (trang 28 SGK Hình học 12): Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

A) Hai khối chóp có diện tích đáy và chiều cao tương ứng bằng nhau thì có thể tích bằng nhau.

B) Hai khối chóp cụt có diện tích một đáy và chiều cao tương ứng bằng nhau thì có thể tích bằng nhau.

C) Hai khối lăng trụ có diện tích đáy và chiều cao tương ứng bằng nhau thì có thể tích bằng nhau.

D) Hai khối chóp cụt có diện tích hai đáy và chiều cao tương ứng bằng nhau thì có thể tích bằng nhau.

Lời giải:

Chọn đáp án B. Hai khối chóp cụt có diện tích một đáy và chiều cao tương ứng bằng nhau thì có thể tích bằng nhau.

Thể tích khối chóp cụt có đáy lớn S, đáy nhỏ S’, chiều cao h là:

Hai khối chóp cụt có diện tích một đáy bằng nhau, chiều cao bằng nhau nhưng đáy còn lại khác nhau thì thể tích khác nhau.

Bài 6 (trang 28 SGK Hình học 12): Cho hình chóp S.ABCD. Gọi A’ và B’ lần lượt là trung điểm của SA và SB. Khi đó tỉ số thể tích của hai khối chóp S.A’B’C’ và S.ABC bằng:

Lời giải:


Bài 7 (trang 28 SGK Hình học 12): Cho hình chóp S.ABCD. Gọi A’, B’, C’, D’ theo thứ tự là trung điểm của SA, SB, SC, SD. Tỉ số thể tích của hai khối chóp S.A’B’C’D’ và S.ABCD bằng:

Lời giải:

Chọn đáp án C


Bài 8 (trang 28 SGK Hình học 12): Thể tích của khối lăng trụ tam giác đều có tất cả các cạnh bằng a là:

Lời giải:


Bài 9 (trang 28 SGK Hình học 12): Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. Tỉ số thể tích của khối tứ diện ACB’D’ và khối hộp ABCD.A’B’C’D’ bằng:

Lời giải:

Chọn đáp án B

Nếu S là diện tích đáy và h là chiều cao của khối hộp ABCD.A’B’C’D’ thì thể tích của khối hộp là V=Sh.

Khối hộp ABCD.A’B’C’D’ được chia thành năm khối tứ diện ABDA’, CBDC’, B’A’C’B, D’A’C’D và ACB’D’, mỗi khối tứ diện ABDA’, CBDC’, B’A’C’B, D’A’C’D có thể tích bằng:

Bài 10 (trang 28 SGK Hình học 12): Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’, gọi O là giao của AC và BD. Tỉ số thể tích của khối chóp O.A’B’C’D’ và khối hộp ABCD.A’B’C’D’ bằng:

Lời giải:


 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số lượt đánh giá: 905

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống