Xem toàn bộ tài liệu Lớp 3 – Chân Trời Sáng Tạo: tại đây
Bài 1: Số?
a) 1 m = .?. dm 1 km = .?. m
= .?. cm 1 dm = .?. cm
= .?. mm 1 cm = .?. mm
b) 1 kg = .?. g
1 l = .?. ml
c) 1 năm = .?. tháng
1 tuần = .?. ngày
1 ngày = .?. giờ
1 giờ = .?. phút
Các tháng có 31 ngày là tháng .?.
Các tháng có 30 ngày là tháng.?.
Tháng có 28 hay 29 ngày là tháng .?.
Lời giải:
a) 1 m = 10 dm 1 km = 1 000 m
= 100 cm 1 dm = 10 cm
= 1000 mm 1 cm = 10 mm
b) 1 kg = 1 000 g
1 l = 1 000 ml
c) 1 năm = 12 tháng
1 tuần = 7 ngày
1 ngày = 24 giờ
1 giờ = 60 phút
Các tháng có 31 ngày là tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 8, tháng 10, tháng 12.
Các tháng có 30 ngày là tháng tháng 4, tháng 6, tháng 9, tháng 11.
Tháng có 28 hay 29 ngày là tháng 2.
Bài 2: Chọn ý trả lời đúng.
a) 7 m 3 cm = .?.
A. 73 cm B. 703 cm C. 730 cm
b) 3 kg 500 g = .?.
A. 530 g B. 800 g C. 3500 g
c) 3 chai như nhau đựng được 1500 ml. Mỗi chai đó đựng được .?.
A. 500 ml B. 4500 ml C. 2000 ml
d) 3 ngày = .?.
A. 36 giờ B. 72 giờ C. 180 giờ
Lời giải:
a) 7 m 3 cm = 700 cm + 3 cm = 703 cm
Chọn B.
b) 3 kg 500 g = 3 000 g + 500 g = 3 500 g
Chọn C.
c) 3 chai như nhau đựng được 1500 ml.
Mỗi chai đó đựng được:
1500 : 3 = 500 (ml)
Chọn A.
d) 1 ngày có 24 giờ.
3 ngày có:
24 × 3 = 72 (giờ)
Chọn B.
Bài 3: Câu nào đúng, câu nào sai?
a) 18 cm2 đọc là mười tám xăng-ti-mét hai.
b) Trong bình của Mai có 450 ml nước, bình của Hiệp có 650 ml nước. Cả hai bình có 1 l nước.
c) Cả lớp cùng ăn cơm trưa lúc 10 giờ 40 phút.
Trân ăn xong lúc 10 giờ 55 phút, Ngọc ăn xong lúc 11 giờ 5 phút.
Trân ăn cơm xong trước Ngọc 10 phút.
Lời giải:
a) 18 cm2 đọc là mười tám xăng-ti-mét vuông.
Câu a) sai.
b) Cả hai bình có:
450 + 650 = 1100 (ml)
Câu b) sai
c) Đúng
Bài 4: Câu nào đúng câu nào sai?
a) Trung điểm của một đoạn thẳng có thể không nằm trên đoạn thẳng đó.
b) Trong một hình tròn, độ dài đường kính bằng một nửa độ dài bán kính.
c) Tổng của chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật bằng một nửa chu vi hình chữ nhật đó.
d) Hình vuông có 4 góc vuông và 4 cạnh dài bằng nhau.
Lời giải:
a) Sai
b) Sai
c) Đúng
d) Đúng
Bài 5: Hình nào trong các hình màu xanh ghép với hình màu đỏ thì được một hình chữ nhật?
Lời giải:
Hình C ghép với hình màu đỏ thì được hình chữ nhật.
Bài 6: Hình nào trong các hình màu xanh ghép với hình màu vàng thì được một khối lập phương?
Lời giải:
Hình B ghép với hình màu vàng thì được khối lập phương.
Bài 7: Nói theo mẫu.
Lời giải:
Bài 8: Đọc nhiệt độ.
Đây là nhiệt độ buổi trưa và buổi đêm trong một ngày tại một địa phương. Nhiệt độ nào là của buổi trưa?
Lời giải:
Nhiệt độ 36 độ C là nhiệt độ buổi trưa.
Bài Thử thách: Số?
Hồng dùng 5 miếng giấy hình vuông cạnh 1 cm xếp thành hình A.
a) Diện tích hình A là: .?. cm2.
b) Chu vi hình A là: .?. cm.
Lời giải:
Quan sát hình A em thấy: Hình A được ghép bởi 5 ô vuông.
Diện tích mỗi ô vuông là: 1 × 1 = 1 (cm2)
a) Diện tích hình A là: 5 cm2
b) Chu vi hình A là: 10 cm
Bài Vui học:
a) Trong bức tranh sau, những vật nào có dạng các hình khối đã học?
b) Khối lập phương, khối hộp chữ nhật, mỗi khối có mấy đỉnh, mấy cạnh, mấy mặt?
Lời giải:
a) Quả cầu, ngôi nhà, ống khói.
b) Khối lập phương, khối hộp chữ nhật, mỗi khối có 8 đỉnh, 12 cạnh và 6 mặt.
Hoạt động thực tế (trang 84 sách giáo khoa Toán lớp 3 Tập 2 – Chân trời sáng tạo): Tìm những vật có dạng hình khối đã học xung quanh nơi em ở.