2. Giới thiệu hình bình hành

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 4: tại đây

Sách giải toán 4 Luyện tập trang 104 giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 4 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Bài 1 (trang 104 SGK Toán 4): Hãy nêu các cặp cạnh đối diện trong: hình chữ nhật ABCD, hình bình hành EGHK, hình tứ giác MNPQ.

Lời giải:

Các cặp cạnh đối diện :

– Trong hình chữ nhật ABCD là : AB và CD, BC và AD.

– Trong hình bình hành EGHK là : EG và HK, GH và EK.

– Trong hình tứ giác MNPQ là : MN và PQ, NP và MQ.

Bài 2 (trang 105 SGK Toán 4): Viết vào ô trống (theo mẫu).

Độ dài đáy 7cm 14cm 23cm
Chiều cao 16cm 13cm 16cm
Diện tích hình bình hành 7 × 16 = 112 (cm2)

Lời giải:

Độ dài đáy 7cm 14cm 23cm
Chiều cao 16cm 13cm 16cm
Diện tích hình bình hành 7 × 16 = 112 (cm2) 14 × 130 = 1820 (cm2) 23 × 1600 = 36800 (cm2)

Bài 3 (trang 105 SGK Toán 4): Hình bình hành ABCD có độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh BC là b.

Công thức tính chu vi P của hình bình hành là.

P (a +b) x 2

(a và b cùng một đơn vị đo)

Áp dụng công thức trên để tính chu vi hình bình hành, biết :

a) a = 8cm; b = 3cm;

b) a= 10dm; b= 5dm.

Lời giải:

Muốn tính chu vi hình bình hành ta lấy tổng độ dài hai cạnh liên tiếp nhân với 2 ( cùng một đơn vị đo).

Đáp án :

a) Nếu a =8 cm; b= 3cm thì P = ( 8 + 3 ) x 2 = 22 cm

b) Nếu a= 10dm ; b= 5dm thì P =( 10 + 5) x 2 = 30dm.

Bài 4 (trang 104 SGK Toán 4): Một mảnh đất trồng hoa hình bình hành có độ dài đáy là 40dm, chiều cao là 25dm. Tính diện tích mảnh đất đó.

Lời giải:

Diện tích mảnh đất đó là :

40 x 25 = 1000 (dm2) hay 10m2

Đáp số: 10 m2.

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1158

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

--Chọn Bài--

Tài liệu trên trang là MIỄN PHÍ, các bạn vui lòng KHÔNG trả phí dưới BẤT KỲ hình thức nào!

Tải xuống