Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây
- Giải Sách Bài Tập Toán Lớp 6
- Sách giáo khoa Toán lớp 6 tập 1
- Sách Giáo Khoa Toán lớp 6 tập 2
- Sách Giáo Viên Toán Lớp 6 Tập 1
- Sách Giáo Viên Toán Lớp 6 Tập 2
- Bài Tập Toán Lớp 6 Tập 1
- Bài Tập Toán Lớp 6 Tập 2
Sách giải toán 6 Bài 3: Đường thẳng đi qua hai điểm giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 6 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:
Trả lời câu hỏi Toán 6 Tập 1 Bài 3 trang 108: Nếu đường thẳng chứa ba điểm A, B, C thì gọi tên đường thẳng đó như thế nào (h.18) ?
Lời giải
Ta lấy tên hai điểm một để gọi tên đường thẳng đó: đường thẳng AB; đường thẳng BA; đường thẳng BC; đường thẳng CB; đường thẳng AC; đường thẳng CA.
Bài 15 (trang 109 SGK Toán 6 Tập 1): Quan sát hình 21 và cho biết những nhận xét sau đúng hay sai:
a) Có nhiều đường “không thẳng” đi qua hai điểm A và B.
b) Chỉ có một đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
Hình 21
Lời giải:
a) Đúng. Hai đường “không thẳng” chính là hai đường cong như trên hình.
b) Đúng. Đó chính là đường thẳng AB.
Bài 16 (trang 109 SGK Toán 6 Tập 1): a) Tại sao không nói “Hai điểm thẳng hàng”?
b) Cho ba điểm A, B, C trên trang giấy và một thước thẳng (không chia khoảng). Phải kiểm tra như thế nào để biết được ba điểm đó có thẳng hàng hay không?
Lời giải:
a) Hai điểm bất kì luôn luôn thẳng hàng (Luôn tồn tại một đường thẳng đi qua hai điểm bất kì).
Do đó ta không xét tính thẳng hàng của hai điểm.
b) Qua hai điểm A và B chỉ có một đường thẳng đi qua, gọi là đường thẳng d.
Nếu A, B, C thẳng hàng nếu chúng cùng nằm trên một đường thẳng
Do đó để kiểm tra ba điểm A, B, C thẳng hàng hay không ta chỉ cần dùng thước thẳng vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm A và B rồi xem đường thẳng đó có đi qua C hay không.
Bài 17 (trang 109 SGK Toán 6 Tập 1): Lấy bốn điểm A, B, C, D trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Kẻ các đường thẳng đi qua các cặp điểm. Có tất cả bao nhiêu đường thẳng? Đó là những đường thẳng nào?
Lời giải:
Cứ qua hai điểm ta vẽ được một đường thẳng.
Do đó ta vẽ được các đường thẳng : AB, AC, AD, BC, BD, CD.
Có tất cả 6 đường thẳng.
*Lưu ý: Đường thẳng BA chính là đường thẳng AB; đường thẳng CA chính là đường thẳng AC; … nên chỉ tính 1 lần.
Do đó nếu bạn nào liệt kê các đường thẳng : AB, AC, AD, BA, BC, BD, CA, CB, CD, DA, DB, DC và kết luận có 12 đường thẳng là sai.
Bài 18 (trang 109 SGK Toán 6 Tập 1): Lấy bốn điểm M, N, P, Q trong đó có ba điểm M, N, P thẳng hàng và điểm Q nằm ngoài đường thẳng trên. Kẻ các đường thẳng đi qua các cặp điểm. Có bao nhiêu đường thẳng (phân biệt). Viết tên các đường thẳng đó.
Lời giải:
Tương tự như bài 17.
Cứ qua hai điểm thì ta xác định được 1 đường thẳng.
Vậy qua bốn điểm M, N, P, Q ta xác định được 6 đường thẳng MN, MP, MQ, NP, NQ, PQ.
Tuy nhiên, ba điểm M, N, P thẳng hàng nên các đường thẳng MN, NP, MP trùng nhau, ta chỉ tính 1 lần, gọi đó là đường thẳng d.
Vậy có 4 đường thẳng đi qua bốn điểm M, N, P, Q trong đó M, N, P thẳng hàng là: d (đường thẳng qua M, N, P); QM; QN; QP (hình vẽ).
Bài 19 (trang 109 SGK Toán 6 Tập 1): Vẽ hình 22 vào vở rồi tìm điểm Z trên đường thẳng d1 và điểm T trên đường thẳng d2 sao cho X, Z, T thẳng hàng và Y, Z, T thẳng hàng.
Hình 22
Lời giải:
Vì X, Z, T thẳng hàng và Y, Z, T thẳng hàng nên cả 4 điểm này đều nằm trên đường thẳng XY.
Cách vẽ: Vẽ đường thẳng XY cắt d1 tại Z, cắt d2 tại T.
Bài 20 (trang 109 SGK Toán 6 Tập 1): Vẽ hình theo các cách diễn đạt sau:
a) M là giao điểm của hai đường thẳng p và q.
b) Hai đường thẳng m và n cắt nhau tại A, đường thẳng p cắt n tại B và cắt m tại C.
c) Đường thẳng MN và đường thẳng PQ cắt nhau tại O.
Lời giải:
Các bạn có thể tham khảo cách vẽ hình sau:
a)
b)
c)
Bài 21 (trang 110 SGK Toán 6 Tập 1): Xem hình 23 rồi điền vào chỗ trống:
Hình 23
Lời giải:
Cách làm bài này là các bạn đếm số đường thẳng cũng như số giao điểm để điền vào chỗ trống:
a) 2 đường thẳng 1 giao điểm
b) 3 đường thẳng 3 giao điểm
c) 4 đường thẳng 6 giao điểm
d) 5 đường thẳng 10 giao điểm